Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng internet và đã
được đông đảo người dân sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong 15 năm qua
sự phát triển internet ở nước ta đã tăng với tốc độ chóng mặt do đó ngoài những
mặt tích cực mà mạng internet mang lại thì những hạn chế tác động đến các mặt
văn hóa, xã hội, tư tưởng, đạo đức cũng như những nhận thức mang tính tiêu cực
cũng dần dần phổ biến. Chính vì thế mà thời gian gần đây Nhà nước ta đã ra Nghị
định 72/2013/ND-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng.
Đến ngày 1/9/2013 thì Nghị định 72 này sẽ chính thức có hiệu
lực. Và đây sẽ là một cơ chế quản lý internet và thông tin trên mạng hiệu quả.
Và khi Nghị đinh này được thực hiện thì đây sẽ là rào cản việc các thế lực thù
địch tiến hành giả mạo các trang wed của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng
như xuyên tạc các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nên việc các tổ
chức phản động đang lên tiếng cho rằng Nghị Định này là không hợp lý, cản trở sự
phát triển của nước ta và dẫm lên quyền tự do dân chủ của người dân là điều
không có gì lạ cả. Nhưng làm thế nào để người dân hiều rằng đây là một Nghị định
đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, quyền sở hữu trí tuệ sẽ
được đảm bảo ở đất nước ta và sẽ không ảnh hưởng gì đến những người sử dụng
internet với mục đích chân chính thì việc các cơ quan truyền thông lên tiếng có
vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay trong dư luận đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của các
nhà đại diện “dân chủ” lên tiếng về việc phản đối sự thực thi Nghị định này. Đó
là các nhận xét, các bài phát biểu, bài
viết đậm tính vu cáo, xuyên tạc sự thật của BBC, VOA, RFA,… và các trang blog
có nội dung chống lại nước ta. Họ cho rằng đây sẽ là “cuộc tấn công tàn khốc nhất
nhằm vào thông tin”, “Nghị định 72 dường như trái với nghĩa vụ của Việt Nam
trong công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị cũng như nhưng cam kết của
Việt Nam trong Tuyên ngôn quốc tế và nhân quyền”, và trong thời gian Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang có chuyến thăm Mỹ trong tháng 7 vừa qua thì các phần tử đại
diện cho “dân chủ” cũng đã có những tác động nhất định đến các quan chức Mỹ về
việc nước ta thắt chặt quyền tự do internet,… Khi quyền và lợi ích của mình bị
đe dọa, xâm phạm thì họ cất lên những tiếng “sủa” để bảo vệ mình là điều hoàn
toàn dễ thông cảm. Các Blogger khi viết các nội dung chứa bí mật nhà nước, bí mật
quân sự, kinh tế, đối ngoại hay viết các nội dung chống nhà nước Việt Nam, gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây hận thù, mâu thuẫn
dân tộc, tôn giáo… thì sẽ bị quy kết vào Điều 5 trong Nghị định này. Khi Nghị định
này được thực hiện thì các trang giả mạo các nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam
cũng như các trang được lập ra nhằm tuyên truyền, kích động nhân dân hiểu sai về
các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta sẽ không được hoạt động và từng
bước bị xử lý. Do vậy các “anh hung bàn
phím” đại diện cho các quyền “dân chủ” sẽ hết đất để kiếm sống. Ngày 1/9 đang đến
gần và các trang mạng mang tính phản động này đang cố tuyên truyền để kêu gọi sự
ủng hộ của dư luận nhân dân trong nước và đặc biệt là sự ủng hộ của các tổ chức
nước ngoài để ngăn cản Nghị định 72 này đi vào hoạt động. Đây như là giai đoạn mà các tổ chức này
đang quằn quại với cái chết và đang cố bám víu vào cái gì đó để tìm lối sống.
Nhưng xin thưa rằng, không ai tin mấy lời văn chương đấy
đâu. Trình độ dân trí của người dân đã được nâng cao và đủ để hiểu được rằng với 6 chương và
46 Điều liên quan đến nhiều lĩnh vực của internet thì việc ra đời của Nghị định
này sẽ dùng để đấu tranh với các thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật và sẽ là
căn cứ pháp lý để xử phạt các vi phạm liên quan đến cung cấp nội dung thông tin
trên internet. Xã hội Việt Nam đã trưởng thành hơn rất nhiều với thông tin và sẽ
nhận thức rõ đây là hành lang pháp lý cho sự phát triển các loại hình thông tin
mới bên cạnh các phương thức truyền thống. Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng các
vấn đề dân chủ và tự do truyền thông cũng như các công ước về lĩnh vực này và
nhằm hạn chế sự hiểu sai quan điểm của Đảng, Nhà nước ta nên Chính phủ đã giao
cho Bộ thông tin và truyền thông xây dựng thông tư và hướng dẫn các nội dung về
cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên nguyên tắc tuân thủ Nghị định, Luật viễn
thông và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như tham khảo các quy định
của các quốc gia về vấn đề này. Và chúng ta có quyền hy vọng rằng từ Nghị định
72 này trở đi thì internet ở Việt Nam chúng ta sẽ phát triển mạnh và trong sáng
hơn.
Nam Hoàng