1. Đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Thời điểm xảy ra tranh chấp là vào đầu thế kỷ XX (năm 1909),
mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn đem ba phái thuyền ra thăm chớp nhoáng một
vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui ngay. Bởi lẽ, trên quần đảo này
đang nằm dưới sự kiểm soát, quản lý của quân đội Pháp đóng trong những căn cứ đồn
trú khá vững chắc, cùng với những cơ sở phục vụ cho công tác quản lý của chính
quyền Pháp, với tư cách đại diện cho Nhà nước Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ
quyền của Việt Nam như đã từng có ít nhất là từ thế kỷ XVII đối với cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật, chính quyền
Trung Hoa dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa và sau
đó phải rút lui vào thời điểm Quốc dân Đảng bị đuổi khỏi Hoa lục chạy ra Đài
Loan.
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông
Dương, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ và chính quyền Nam Việt Nam chưa tiếp quản
Hoàng Sa, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đưa quân ra tái chiếm nhóm phía Đông
Hoàng Sa và đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của chính quyền Sài Gòn
đang trên đà suy sụp, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt
Nam, và với thoả thuận ngầm của Mỹ để cho Trung Quốc (TQ) tự do hành động
(laisser faire), Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa đưa quân ra đánh chiếm nhóm phía
Tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Mọi hành động nói trên của phía
TQ đều bị phía Việt Nam chống trả hoặc chính thức lên tiếng phản đối với tư
cách là Nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa. Từ đó, TQ đã ráo riết củng cố,
xây dựng quần đảo Hoàng Sa trở thành căn cứ quân sự quan trọng, làm bàn đạp tiến
xuống phía Nam. Thời gian gần đây, TQ tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia TQ (CNOOC) tiến
hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24,
cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.
Ngày 2/3/2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của TQ tiến hành huấn
luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại kỳ họp thứ 5 Chính
hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch TQ đã phát biểu về việc Tổng
cục Du lịch TQ và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du
lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày
12/3/2012, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,
Cục trưởng Cục văn vật quốc gia TQ cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần
thứ 12, TQ sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm
công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa). Chính quyền tỉnh Hải Nam sẽ tổ chức cuộc đua thuyền
buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3/2012.
Cuối tháng 6/2012, TQ nâng địa vị hành chính của Tam Sa từ cấp
quận, huyện lên cấp thành phố. Việc nâng cấp thành phố cho Tam Sa chính là phản
ứng trực tiếp đối với bộ Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
23/6, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa. Chưa đầy một tháng sau chính quyền thành phố Tam Sa bầu thị trưởng
và ba phó thị trưởng, đồng thời quân đội TQ cho phép thành lập một đơn vị đồn
trú để quản lý việc huy động quân đội, nguồn lực quân sự và triển khai các chiến
dịch quân sự của thành phố.
Gần đây nhất, tháng 5/2013, Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ
tem có tên gọi “Mỹ lệ Trung Quốc” gồm 6 mẫu , trong đó có 1 mẫu tem in hình
các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
![]() |
Mẫu tem vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Bưu chính Trung Quốc phát hành |
Chỉ
một con tem này thôi, nhưng nó có thể đi khắp thế giới, Bưu chính Trung Quốc
làm con tem như vậy là quá thâm độc, không nằm ngoài mong muốn chiếm cả Biển Đông
2. Đối với Trường Sa của Việt Nam
Từ những năm 30 của thế kỷ trước bắt đầu bằng sự kiện Công sứ
TQ ở Paris gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định “các đảo Nam
Sa là bộ phận lãnh thổ TQ xa nhất về phía Nam”.
Năm 1946, Trung Hoa Dân quốc, lấy
danh nghĩa làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đã đưa tàu Thái Bình ra chiếm đóng
đảo Ba Bình (Itu Aba). Năm 1956, Đài Loan lại đưa quân ra tái chiếm Ba Bình.
Năm 1988, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đưa quân ra chiếm 6 vị trí là những bãi cạn
ở phía Tây Trường Sa, ra sức củng cố nâng cấp các vị trí này thành các điểm
đóng quân, và năm 1995, lại chiếm đóng thêm 01 vị trí nữa, đá Vành Khăn, nằm về
phía Đông Trường Sa. Cho đến nay, TQ đã chiếm đóng 07 vị trí trên quần đảo Trường
Sa.
Ngoài ra, TQ còn thường xuyên vi phạm chủ quyền của Việt Nam
như: Cuối năm 2007, Quốc Vụ Viện TQ phê chuẩn việc thành lập thành phố hành
chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 03 quần đảo trong
đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hành động ngang ngược, bất chấp
lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này dẫn đến các cuộc biểu tình phản
đối TQ ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối việc làm của TQ
thông qua người phát ngôn.
Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám số 12, 17 và 84 của TQ đã đe
dọa và cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trong vùng biển chủ quyền
của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ 116 hải lý. Ngày 27/05, Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã trao công hàm cho TQ yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn những
hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đồng thời bồi thường thiệt hại cho Việt
Nam. Tối 28/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Khương Du ngang nhiên cho rằng
vùng biển chủ quyền Việt Nam mà tàu Bình Minh 02 đang thả cáp thăm dò dầu khí
là vùng biển thuộc chủ quyền TQ.
Ngày 31/05/2011, tàu Viking II đang thăm dò dầu khí trong
vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu TQ phá rối. Chiều cùng ngày, 03 tàu
hải quân TQ nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam
hành nghề tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam, một ngư dân Việt Nam bị TQ bắt
giữ và tịch thu tài sản trên vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa. Ngày 9/6 tàu cá TQ
có sự yểm trợ của 02 tàu ngư chính đã cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của
tàu Viking II do tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê khảo sát địa chấn trên
vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Ngày 16/7/2012, TQ công khai đưa đội tàu 30 chiếc đến khu vực
quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá gần bãi cá Chữ Thập gây thêm sóng gió cho
tình hình Biển Đông.
3. Túm lại
Những hoạt động nêu trên của TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vi phạm luật pháp quốc
tế, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký
năm 2002 giữa ASEAN và TQ, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao
hai nước, cũng như không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa Việt Nam và TQ. Trước tình hình đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam
chính thức lên tiếng phản đối, yêu cầu phía TQ tôn trọng chủ quyền của Việt
Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo
Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển
Đông.
Người Nổi Tiếng