Như chúng ta đều
biết, từ xưa đến nay, mỗi khi một người vi phạm luật lệ của làng, xã hay cao
hơn là vi phạm luật pháp của quốc gia thì đều phải chịu hình phạt theo quy định,
tùy theo mức độ vi phạm đến đâu mà có chế tài xử lý cho phù hợp. Ngày nay, khi
xã hội ngày càng văn minh, phát triển, các quy định về pháp luật của một quốc
gia càng được chú trọng, quy định cụ thể rõ ràng hơn trong các Bộ luật, Nghị định,
Thông tư… Trong số các hình phạt mà pháp luật hình sự quy định thì hình phạt tù
là một trong những hình phạt nặng nhất, nghiêm khắc nhất dành cho người không
chấp hành pháp luật. Xung quanh việc thi hành án phạt tù đối với các phạm nhân
tại Việt Nam có rất nhiều luồng thông tin,
dư luận trái chiều, trong đó có rất nhiều ý kiến cho rằng chế độ giam giữ ở Việt
Nam là “tồi tệ”, “hà khắc”, “ngược đãi với tù nhân”… Vậy chúng ta hãy cùng tìm
hiểu thực tế quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân ở Việt Nam như thế nào?
![]() |
Vì sao tôi phải ngồi tù? Vì tôi ngu dại cho người ta xui |
Theo quy định
tại khoản 2, điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2011, “phạm nhân” là người
đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Chế độ của phạm nhân được
quy định rất rõ tại Luật thi hành án hình sự năm 2011 và Nghị định số
117/2011/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCNVN ngày 15/12/2011. Luật thi hành án
hình sự quy định cụ thể về chế độ giam giữ phạm nhân tại Điều 27; chế độ học tập,
học nghệ và được thông tin của phạm nhân tại Điều 28; chế độ lao động của phạm
nhân tại Điều 29; sử dụng kết quả lao động của phạm nhân tại Điều 30… Theo đó,
phạm nhân phải
học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. Phạm
nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân là người nước
ngoài được khuyến khích học tiếng Việt…; phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp
với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng;
được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của
pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ
trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu
cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp
phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được
nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật. Phạm nhân nữ được bố trí làm những
công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng
nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ… Từ các quy định của Luật
thi hành án hình sự ta có thể thấy rằng Nhà nước vẫn quan tâm, giúp đỡ những
người không may lầm lỡ có được điều kiện lao động, cải tạo tốt nhất để sớm trở
về hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, những phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy
chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công sẽ được khen thưởng
theo một hoặc nhiều hình thức như: biểu dương; thưởng tiền… Khi được khen thưởng
thì các phạm nhân sẽ được ưu tiên đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt
tù và đề nghị xét đặc xá theo quy định của pháp luật (theo Điều 36 Luật thi
hành án hình sự). Chỉ có những phạm nhân vi phạm quy định, nội quy, quy chế của
trại giam mới bị kỷ luật với một trong các hình thức như: khiển trách, cảnh
cáo, giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày (Điều 38 Luật thi hành án dân sự). Do vậy,
một số đối tượng bên ngoài nói rằng trại giam đã biệt giam Blogger Hải Điếu Cày
đến 3 tháng là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc. Không một quy định nào, không một
ai cho phép biệt giam phạm nhân vi phạm kỷ luật lâu như vậy. Đây chỉ là những
luận điệu nhằm đánh lừa dư luận, làm mọi người hiểu sai về chế độ chính sách của
Nhà nước đối với các phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam.
Gần đây, trên
các diễn đàn, trang mạng, đặc biệt là của các đối tượng có quan điểm thù địch,
chống đối Đảng, Nhà nước dày đặc những bài viết kêu gọi ủng hộ cái gọi là “tù
nhân lương tâm” với những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn. Và tất
nhiên, với cương vị chủ tịch đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm không thể đứng ngoài
làm ngơ. Ông chủ tịch cũng phải viết bài, trả lời phỏng vấn, đứng ra kêu gọi…
cho “phải phép” chứ. Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RadioCTM, ông chủ
tịch cũng đã có một số nhận xét thiếu khách quan về chế độ giam giữ, cải tạo của
phạm nhân ở Việt Nam như: “…không riêng gì những tù nhân lương tâm hay
tù chính trị mà tất cả những người bị kết án tù với bất cứ tội gì. Nói chung
thì so với những nước phát triển và tiến bộ, tình trạng nhà tù ở Việt Nam có thể
nói là tồi tệ trên nhiều mặt từ đời sống, điều kiện y tế, tới tình trạng đánh đập,
ngược đãi đối với người tù. Dĩ nhiên, tình trạng tồi tệ này không chỉ có riêng ở
VN mà ở nhiều quốc gia khác tạm gọi là kém phát triển và mức độ văn minh trong
cách cư xử của con người còn chậm tiến…”
Xin thưa ngài
chủ tịch, nền kinh tế Việt Nam có thể vẫn đang còn rất nhỏ bé so với các cường
quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… nhưng chắc gì chế độ giam giữ ở Việt Nam
đã tồi tệ hơn những nước mà ngài coi là được tự do, có chế độ nhân quyền tốt
hơn Việt Nam. Nếu đem so sánh việc phạm nhân cải tạo trong nhà tù ở Việt Nam với
cải tạo trong nhà tù Guantanamo của Mỹ - đất nước tự do mà các ngài tôn sùng
thì chắc chắn 100% phạm nhân sẽ chọn ở Việt Nam thôi. Tất nhiên, mọi sự so sánh
đều là khập khiễng. Nhưng những nhận xét của ngài chủ tịch – người đang muốn
lôi kéo quần chúng phục vụ cho mục đích lật đổ Đảng CSVN để đạt được quyền lực,
tham vọng của mình – thật không khách quan một chút nào. Thực tế hiện nay trong
các trại giam, phạm nhân đều được dạy nghề, tạo điều kiện cho họ lao động, vừa
là để giúp họ sau khi mãn hạn tù có thể kiếm được một công việc phù hợp, sớm
hòa nhập cộng đồng, đồng thời những sản phẩm mà phạm nhân làm ra có thể được
bán, thu về nguồn kinh phí cải thiện đời sống cho phạm nhân được tốt hơn. Điều
này thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với phạm nhân.
Trở lại với bài phỏng vấn ngài chủ tịch, khi phóng
viên hỏi về kết quả của việc đấu tranh (ta tạm gọi là chạy theo mode “tuyệt thực”)
của những kẻ được phong là “tù nhân lương tâm”, ngài chủ tịch rất khôn khéo trả
lời theo kiểu nước đôi, không nói rõ có thành công hay không, mà lại nói theo
kiểu cổ xúy “…những nỗ lực này có đem lại kết quả hay không tùy thuộc… sự can đảm
và chấp nhận hy sinh, chấp nhận gian khổ và chấp nhận sự trả thù của chế độ của
chính những người tù lương tâm…” Chính ngài chủ tịch đã cổ vũ, kích động những
con người này vi phạm pháp luật, vậy mà nay khi họ đang ngồi trong nhà
tù thì ngài lại ung dung ở nước ngoài, tha hồ mà kêu gọi, cổ xúy, ai vào tù cứ vào, còn ngài thì vẫn yên tâm với vị trí “lãnh tụ
tinh thần”. Không hiểu sau này khi mà những người này mãn hạn tù, liệu ngài chủ
tịch có giúp cho họ có được công việc để kiếm sống hay không, hay ngài lại ngồi
ngoài hô hào kêu gọi họ vi phạm pháp luật rồi lại vào tù… Thế mới thấy, cuộc đời
thật bạc khi con người ta chọn sai đường đi cho mình. Cha ông ta đã có câu:
“Sai một ly, đi một dặm” là như vậy đấy.
Dương Gia Huy