Minh họa chơi! |
Để góp phần đưa đất nước
phát triển sánh ngang với các cường quốc năm châu rất cần sự chung tay đóp góp của
mỗi người dân. Những tiếng nói tâm huyết với đất nước, những lời góp ý, những ý
kiến phản biện…đều rất đáng quý và đáng trân trọng nếu nó được vun đắp trên
tinh thần xây dựng tích cực, đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân tâm
huyết với đất nước thì cũng có những người, thậm chí mang danh tri thức nhưng
đang núp dưới danh nghĩa góp ý, phản biện để rồi đưa ra những thông tin sai
lệch nhằm tác động tư tưởng của mọi người trong xã hội mất niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tiêu biểu cho bộ phận này
thời gian gần đây có nổi lên một người đó là Tiến sỹ Vũ Duy Phú.
Theo như lời tự giới thiệu, thì Tiến sỹ Phú là “một đảng
viên, một trí thức của Đảng”. Có lẽ
với danh nghĩa trên, Tiến sỹ Phú đã mạnh dạn đưa ra bản kế sách nhằm xây dựng
đất nước trong tình hình mới, nhưng nghe chừng “chống” nhiều hơn “xây”. Tại sao
lại như vậy? sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu:
Tiến sỹ Phú nhận định rằng: chủ nghĩa
Mác- Lênin là lỗi thời và “Lịch sử,
hiện tại cũng chứng minh rằng, sự lãnh đạo của một đảng cộng sản cũng không
phải là một điều kiện nhất thiết, tiên quyết để một đất nước giành và giữ được
độc lập, xây dựng được cuộc sống hoà bình, ấm no, giàu có, hạnh phúc!”. Vậy chủ nghĩa Mác – Lênin
thực sự có lỗi thời? Câu trả lời chỉ có thể là không. Cho đến nay, chủ nghĩa
Mác - Lênin vẫn là học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng được nhiệm
vụ lịch sử mà không có học thuyết nào khác có thể thay thế được. Việc Trung
Quốc, Việt Nam đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn
của mỗi nước, đã đề ra các biện pháp mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề
của nước mình trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin. Những thành tựu to lớn
của Trung Quốc sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa và những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam sau gần 25 năm tiến hành công cuộc đổi
mới trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sự phục hồi, trỗi dậy của các
Đảng Cộng sản, đảng cánh tả và hướng theo CNXH của nhiều nước ở châu Mỹ Latinh…
đã khẳng định có tính thuyết phục về sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
giai đoạn hiện nay và triển vọng tích cực của Chủ nghĩa xã hội.
Còn nhận định cho rằng: “sự lãnh đạo của một
đảng cộng sản cũng không phải là một điều kiện nhất thiết, tiên quyết để một
đất nước giành và giữ được độc lập, xây dựng được cuộc sống hoà bình, ấm no,
giàu có, hạnh phúc!” thì ra sao?. Lịch
sử đã chứng minh: Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập
chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên
đất nước ta, xã hội Việt Nam
đã có những biến đổi lớn. Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống
bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt
Nam .
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống
thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh
đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác
nhau. Song các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là
chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một
giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong
trào. Cách mạng Việt Nam
đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. Giữa lúc đó, Nguyễn
Ái Quốc - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước. Sau
10 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể đã bắt gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm
được con đường cứu nước đúng đắn, Người nói: “Muốn cứu nước giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản". Đây
là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường thắng lợi cho cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam .
Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là
kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại
mới; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc
nghiêm khắc của lịch sử; có thể nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt quyết định của
cách mạng Việt Nam, trong hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vĩ đại.
Với những nhận định trên, tiến sỹ Phú cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam
cần phải rất tỉnh táo nếu muốn tiếp tục lãnh đạo đất nước”. Cũng theo Tiến
sỹ Phú để phù hợp với tình hình mới thì phải
tiến hành “Cuộc đại cách mạng hoà bình
đại tu lột xác Đảng” bao gồm nhiều công việc, nhưng tựu chung nó bao gồm
các điểm chính như: Cương quyết từ bỏ CN Mác – Lênin; Dũng cảm thừa nhận rằng,
hiện nay chế độ TBCN vẫn còn đang là chế độ tiên tiến nhất trên thế giới, mặc dù
nó vẫn còn nhiều khuyết tật. Và đang phải đấu tranh quyết liệt để khắc phục,
hoàn thiện. Nhưng chế độ của chúng ta và của TQ lại còn nhiều khuyết tật; Cương
quyết, dũng cảm vì đất nước và vì chính sự tồn tại của Đảng mà từ bỏ chế độ độc
đảng toàn trị…. Có thể thấy nhận thức sai trái sẽ dẫn đến những hành động ngu
xuẩn, những đóng góp của Tiến sỹ phú không những không làm đất nước không phát
triển mà còn đẩy đất nước vào tình trạng bất ổn ngay lập tức (bài học nhãn tiền
hiện nay cho chúng ta là tình trạng bất ổn của Thái Lan - kết quả của việc
tranh giành quyền lực giữa các đảng phái).
Suy cho cùng ngài Tiến sỹ Vũ Duy Phú
cũng chỉ là hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa cơ hội xét lại (có rất nhiều điểm
tương đồng với Lê Hiếu Đằng). rồi đây Tiến sỹ Phú sẽ được các thề lực thù địch
quan tâm, để mắt tới có lẽ họ sẽ lại tung hô con người này như là một nhà “đấu
tranh” cách mạng “dũng cảm” khi có những nhìn nhận, đánh giá về lịch sử. Và lời
tự giới thiệu “suốt đời tôi phục vụ không ngừng nghỉ chế độ ta, vì vậy năm ngoái đã
được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, hiện nay tôi vẫn rất tin và quý trọng Đảng,
coi sự nghiệp cách mạng của đảng như là máu thịt của mình và rất kính trọng các
Đ/C lãnh đạo cao nhất của Đảng” có lẽ
Tiến sỹ Phú đã tự tát vào mặt mình.
JUNXIAN