Kể
từ sau dịp viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7 vừa
qua, tình hình đời sống kiều bào Việt Nam tại Mỹ được cải thiện một cách rõ rệt
và cái nhìn của bạn bè thế giới về đất nước, con người Việt Nam thay đổi theo
chiều hướng tích cực. Tại San Francisco, Oakland và San Jose, nhiều người Việt
Nam đã bày tỏ niềm vui mừng vì điều đó và cho biết ước mong lớn nhất của họ là
sau khi về hưu sẽ về nước định cư, có được một khoản tiền cho con học hành, một
khoản tiền làm từ thiện, và một khoản đủ để họ an hưởng tuổi già. Tất cả chỉ một
lý do: “Ở Mỹ cực lắm, chẳng đâu được như
nhà mình ”. Thực sự, những người con xa xứ ấy đã quá thấm thía cái mất mát,
thiệt thòi khi ở đất khách quê người, đã quá nhớ nhung cái mảnh đất hình chữ S
thân yêu ấy. Và họ cũng đã sống đủ lâu để biết lựa chọn một nơi được đảm bảo
nhân quyền để sống hạnh phúc nốt phần đời còn lại.
Tôi
nhớ lại cái hồi Việt Nam tổ chức Hội nghị Apec năm 2006, lãnh đạo cấp cao các
nước sống giữa lòng Hà Nội trong một thời điểm “nhạy cảm” như vậy vẫn có thể thản nhiên chạy bộ quanh hồ Gươm vào những
buổi sáng yên bình. Nếu nhân quyền không được đảm bảo, tình hình xã hội sẽ lộn
xộn, liệu chăng các nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới đó có dám bước chân ra khỏi
dinh thự để hòa vào cuộc sống bình dị thường ngày đến thế không?
Hay
nhìn lại chúng tôi, sau vụ nổ súng tại công viên Chicago ngày 20/9, chắc hẳn những
người Mỹ đã bình thường trở lại vì có lẽ họ đã quen với những vụ việc như vậy
nhưng những người Việt Nam chúng tôi vẫn vô cùng căng thẳng và lo sợ. Chúng tôi
không dám đi chơi đêm, không dám tụ tập nơi đông người, và đến cả công viên
Golden Gate xinh đẹp đến thế cũng mất hoàn toàn sức hút. Và các bạn thử hình
dung, một thành phố Oakland bé tí tẹo thôi nhưng cứ khoảng ba ngày lại có một vụ
nổ súng diễn ra. Điều đó có nghĩa là thứ hai, thứ ba, thứ tư, một ai đó đã chết
trong một vụ nổ súng, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, lại một vụ tiếp theo, rồi chủ
nhật, thứ hai, thứ ba, lại tiếp tục và cứ thế tiếp tục có các vụ nổ súng từ tuần
này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác. Mỗi một lần phải đi flea market,
chúng tôi đều băn khoăn tự hỏi, không biết liệu có phải đó là ngày nguy hiểm
trong chuỗi ba ngày đó hay không. Và hiện nay, BART (một loại tàu điện ngầm chạy
ra ngoài thành phố đến một số thành phố và khu vực lân cận) luôn có vấn đề, dường
như tuần nào nhân viên xe BART cũng đình công vì vấn đề lương của họ. Nếu như đời
sống, quyền lợi của nhân viên được đảm bảo, có lẽ họ không phải tạo ra một sự
ngổn ngang và bức xúc thường xuyên đến như vậy.
Mặc
dù sống giữa quốc gia luôn tự hào về vấn đề nhân quyền, mà sự thực, họ cũng đã
chăm lo đến quyền con người rất nhiều nhưng tôi vẫn luôn có một cảm giác lo sợ,
sợ rằng quyền căn bản nhất của mình là quyền sống liệu một ngày đẹp trời nào đó
có bị tước đoạt bởi một người nào đó hay không? Sợ rằng liệu mình có giống như
cậu bé da đen Trayvon Martin bị anh chàng Zimmerman (tại Florida - nơi mà nạn
phân biệt chủng tộc vẫn còn gay gắt nhất trên nước Mỹ) sau khi bị giết chết lại
không được cảnh sát điều tra cụ thể làm chấn động cả nước Mỹ và dư âm của vụ án
đó vẫn còn đeo đẳng trong lòng người dân Mỹ đến tận bây giờ? Vì vậy mà tôi khao
khát có được cái cảm giác bước xuống phố vào buổi sáng sớm, một mình hoặc la cà
Café cùng bạn bè vào các buổi tối muộn ở quê nhà mà không lo sợ điều gì. Ở một
nơi mà quyền sống, quyền tự do cá nhân, quyền hòa nhập với cộng đồng của con
người được bảo vệ, được an toàn đến vậy, liệu có thể nói rằng nơi đó không có
nhân quyền được hay không?
Thật
đáng buồn vì một lần nữa, các nhà “rận chủ” lại lợi dụng sự kiện đáng vui mừng
này để chống phá Việt Nam. Họ đưa ra một câu hỏi dở hơi “Việt Nam vào hội đồng nhân quyền để làm gì?” rồi đưa ra hàng đống
lý lẽ cho rằng Ủy ban này hoạt động yếu kém, và Việt Nam tham gia để “tránh bị nhòm ngó hay bị chỉ trích”... Với
thái độ hằn học và biết về Việt Nam chẳng đến nơi đến chốn ấy, các vị đã khá
thành công trong việc thuyết phục một số người vốn không biết tí gì về Việt Nam
ấy tin mình. Nhưng còn đại đa số người Việt Nam thì sao? Họ đã cười các vị, coi
thường các vị, các vị được ăn học đàng hoàng nhưng lại không biết nghĩ. Việt
Nam vào Hội đồng nhân quyền chính là để tiếp tục bảo vệ hơn nữa quyền con người
không chỉ ở Việt Nam, mà cả những kiều bào như chúng ta. Nhân quyền là của tất
cả mọi người. Các vị có thể lừa dối chính các vị, lừa dối những ai không biết
gì, nhưng mỗi người Việt Nam và cả nhân loại đều có mắt, chúng tôi đều biết
nhìn nhận, biết suy nghĩ, các vị không che thể giấu được sự thật. Và nếu các vị
tự xưng là những người yêu nước, thực sự muốn xây dựng xã hội dân chủ như các vị
vẫn tuyên truyền, thì hãy cùng chung tay xây dựng quê hương đất nước, đừng tìm
cách phá hoại nó.