Lướt mạng, thấy BBC giật
tít rằng “Việt Nam sợ xã hội dân sự”, đi vào nội dung thấy rằng đây là bài trả
lời phỏng vấn của một giáo sư người Mỹ gốc Việt-giáo sư Ngô Vĩnh Long, theo như
lăng xê của bài viết là sử gia và nhà Việt Nam học từ Đại học Maine Hoa Kỳ. Vì cái tít khá lôi kéo nên tác giả xin mượn đặt
cho bài viết của mình.
Thực ra nói vấn đề “xã
hội dân sự” ắt hẳn ai nói rất mới mẻ cũng không đúng, nhưng rất cũ kỹ, lạc hậu
cũng là sai. Bởi khái niệm và sự nghiên cứu đã xuất phát từ hàng thế kỷ trước bởi
các nhà kinh điển. Nhưng để đưa ra được khái niệm chính xác và đầy ý nghĩa nhất
thì chỉ mới gần đây, đó là một khái niệm do Trung tâm Xã hội dân sự của Trường
đại học kinh tế London định nghĩa, cụ thể như sau:
“Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động
tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết,
các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà
nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước,
xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng.
Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành
viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và
quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội
từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội,
các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư”.
Rõ ràng trong bản chất
khái niệm của xã hội dân sự đã rất dài dòng, là một nội hàm phải chỉ ra các ngoại
diên của nó, không thể cô động và thống nhất một cách đơn giản nhất trong một
chừng mực nhất định. Nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na rằng xã hội dân sự có một
điểm đặc biệt đó là có nhiều tổ chức xã hội dân sự hoạt động với những mục đích
khác nhau, có sự tương tác lẫn nhau, tương tác với quyền lực Nhà nước theo một
chuẩn mực nào đó. Nhưng chúng ta chỉ dừng lại ở đây với khái niệm của nó, chúng
ta hãy bàn đến buổi nói chuyện của vị giáo sư khả kính Ngô Vĩnh Long. Ông Ngô
Vĩnh Long cho rằng “Nhà cầm quyền Việt
Nam hiện nay rất quan ngại xã hội dân sự, mặc dầu phong trào dân sự, dân chủ
đang còn rất manh nha và chủ yếu chỉ mới có sự hiện diện của một vài diễn đàn
trên các mạng và một số nhóm “ái hữu”.
Liệu rằng đây có phải
là một ý kiến chủ quan của bản thân giáo sư Ngô Vĩnh Long, người đã lưu lạc xa
quê dài ngày. Chính quyền Việt Nam có sợ “xã hội dân sự” hay không khi mà các tổ
chức như Hội phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hiệp hội lương thực Việt Nam…nhiều hội đoàn khác
nữa mà có liệt kê cả ngày cũng khó hết. Theo như định nghĩa thì rõ ràng một điều
rằng những tổ chức trên là các tổ chức xã hội dân sự. Nếu chiếu theo định nghĩa
đã dẫn ra ở phần trên chắc chắn rằng Việt Nam là một xã hội dân sự. Và sự tương
tác với quyền lực Nhà nước được thể hiện ở việc Nhà nước công nhận sự hơp pháp
của các tổ chức trên và quản lý các tổ chức đó đúng đường hướng mang lại lợi
ích cho xã hội. Ấy vậy mà giáo sư Ngô Vĩnh Long lại nhắm mắt nói liều rằng
chính quyền sợ xã hội dân sự. Thật là buồn cho nhận định của một vị mang tầm
giáo sư nhưng lại thiếu đi tính phổ quát.
Xin nói với giáo sư Ngô
Vĩnh Long rằng Việt Nam là một đất nước luôn tôn trọng sự phát triển của các tổ
chức xã hội nếu nó mang lại lợi ích cho Quốc gia, dân tộc, mang lại sự phát triển
cho cộng đồng. Đáng lẽ ra với tầm kiến thức của một giáo sư ông nên hiểu rằng
các luận điệu cho rằng Việt Nam ngăn chặn
sự phát triển của xã hội dân sự chỉ là lời nói bịa tạc của các thế lực chống Việt
Nam. Đấy là luận điệu dối trá của những kẻ đang âm mưu lợi dụng xã hội dân sự
như một công cụ để mưu cơ trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Với dã tâm lập ra các
tổ chức dân sự thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước, từ đó dần dần tập hợp lực lượng,
khi có đủ điều kiện sẽ chính trị hóa tổ chức này nhằm phục vụ cho các mục đích
đen tối mà các thế lực thù địch đã định sẵn. Tôi cảm thấy buồn thay khi một vị
giáo sư “khả kính” như ông lại trả lời BBC những câu từ và lời lẽ chẳng khác gì
bọn văn nô bồi bút, hay bọn hót thuê chửi mướn cho ngoại bang, dùng nước bọt để
đổi lấy tiền tài vật chất.
Qua đây tôi cũng mong
Giáo sư Ngô Vĩnh Long nên có nhìn nhận lại vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam một
cách nghiêm túc. Việc phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam luôn được tôn trọng,
nhưng phải theo một chuẩn mực pháp luật. Sống trong một xã hội văn minh thì phải
luôn thượng tôn pháp luật. Xã hội dân sự Việt Nam cũng vậy, phát triển nhưng
luôn phải tuân thủ pháp luật. Và khẳng định với giáo sư Ngô Vĩnh Long rằng Việt
Nam không sợ xã hội dân sự như ông vẫn nghĩ.
Quốc Thái