“Chín
năm làm một Điện Biên
Nên
vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.
Đã
60 mươi mùa xuân trôi qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện
Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhưng những dư âm hào hùng của
nó vẫn còn vang mãi đến tận ngày nay. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của
trí tuệ con người Việt Nam, là đỉnh cao nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm của
dân tộc, qua bao thế hệ, đánh bại biết bao nhiêu kẻ thù mà hun đúc thành. Đúng
như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Chiến thắng vĩ đại Điện Biên
Phủ đã làm cho ba tiếng "Điện Biên Phủ" trở thành biểu tượng của sức
mạnh Việt Nam".
Ngược
dòng lịch sử trở về mùa thu cách mạng 1945, trong mùa thu hào hùng ấy của dân tộc,
với khí thế “dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập”, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam quang vinh đã đánh đổ
ách xiềng xích đô hộ của Pháp - Nhật, đập tan cả chế độ phong kiến tồn tại hàng
ngàn năm mà xây dựng nên chính quyền dân chủ cộng hòa, đưa lịch sử dân tộc sang
một trang mới, đưa Tổ quốc vào mùa xuân chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên,
thực dân Pháp với tham vọng ngông cuồng mong muốn đặt ách đô hộ lên nước ta một
lần nữa. Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945 Pháp đã nổ súng tấn công trụ sở cơ quan
hành chính kháng chiến Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn. “Chúng ta muốn hòa
bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp
càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”… “Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Với quyết tâm ấy, nhân dân ta lại cầm súng đứng lên. Cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược lần thứ hai bắt đầu.
Có lẽ, thực
dân Pháp luôn ngạo mạn rằng với một đội quân nhà nghề, trải qua 2 cuộc thế chiến
cùng hàng trăm cuộc chiến tranh xâm lược khác, được trang bị đầy đủ vũ khí hiện
đại, tối tân chúng có thể tự tin đánh bại quân đội nhân dân Việt Nam còn non trẻ,
ăn không đủ no, áo chưa đủ mặc, trang bị hết sức thô sơ. Tuy nhiên, chúng đã lầm.
Quân đội ta tuy non trẻ nhưng luôn có sự hậu thuẫn to lớn của nhân dân. Chúng
ta được kế thừa những tinh hoa nghệ thuật quân sự dân tộc cùng kinh nghiệm các
cuộc chiến tranh cách mạng theo nguyên lí chủ nghĩa Mác-Lê nin. Đặc biệt là nhờ
có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đã làm lên kì tích trong chiến tranh hiện
đại. Sau chín năm trường kì kháng chiến với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
chúng ta đã đánh bại thực dân Pháp, buộc chúng phải kì hiệp định Giơ-ne-vơ
(27/1/1954) rút quân về nước.
Trong suốt
9 năm trường kì kháng chiến, trên mặt trận quân sự, quân đội ta đã có nhiều trận
đánh vẻ vang. Và chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ được làm nên bởi sức mạnh
chính trị tinh thần, bởi sức mạnh trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Bác, Điện Biên Phủ trở thành đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp.
1,
Nghệ thuật chỉ huy, chỉ đạo chiến dịch
Trong suốt
9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đã giành nhiều chiến thắng
lớn. Tuy nhiên, phải đến chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chỉ huy, chỉ đạo
chiến dịch mới nâng tầm lên thành nghệ thuật.
Nếu ví Điện Biên Phủ như một con cá lớn thì
chúng ta là người cần thủ, nếu chúng ta câu khéo, chúng ta sẽ bắt được con cá
to, nếu không khéo chúng ta có thể mất cả cần lẫn cá.
Thường vụ TW Đảng và Bác họp bàn kế
hoạch tác chiến.
Trong câu cá, ai đã từng câu thì đều
biết: câu con cá nhỏ thì ta có thể giật mạnh là đưa được cá lên bờ. Tuy nhiên,
với những con cá lớn, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Cá lớn là loại cá luôn
tinh ranh và mạnh mẽ để câu được nó người cần thủ cũng phải trải qua một cuộc đấu
trí quyết liệt, lúc cá “cương” giật mạnh thì ta phải “nhu” ròng dây cho cá chạy
và ngược lại khi cá không chạy ta lại lựa thế cuộn cước kéo cá vào gần bờ hơn.
Cuộc đấu trí này có thể kéo dài rất lâu, tuy nhiên người cần thủ có thể từ từ
đưa cá lại vào gần bờ hơn và cuối cùng ra đòn quyết định đưa con cá lên bờ và
chiến thắng nó. Mọi sự nóng vội đều dẫn tới thất bại, nếu người đi câu không có
kinh nghiệm, nóng vội và kéo mạnh để muốn đưa con cá nhanh chóng lên bờ mà
không đánh giá được sức mạnh của con cá thì có thể bị nó kéo đứt cước, như vậy
không những người cần thủ mất cá mà còn hỏng cả cần. Đối sách trong chiến dịch
Điện Biên Phủ của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương cũng như vậy. Trung
ương Đảng và quân ủy ta lúc này chính là người cần thủ, quân đội ta là cái cần
câu và Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chính là con cá lớn đó.
Chỉ huy, chỉ đạo chiến dịch này đã được
nâng tầm lên nghệ thuật, là sự đấu trí quyết liệt giữa ta và địch, kết quả là nhờ
có kinh nghiệm và sự tỉnh táo của mình Bộ chính trị, Ban chấp hành TW Đảng và
Quân ủy trung ương ta đã tinh anh, sáng suốt lựa chọn đúng chiến thuật nhanh
chóng chuyển cách đánh từ “đánh nhanh,
thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đúng lúc, đúng thời điểm và
lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch này, “bắt sống con cá
lớn Điện Biên Phủ”.
Con cá lớn Điện Biên Phủ trong vòng
vây của ta.
2,
Nghệ thuật tác chiến đánh công kiên đỉnh cao.
Suốt 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp, quân đội ta
đã từng bước đưa nghệ thuật đánh công kiên lên nhũng nấc thang mới. Ban đầu
chúng ta chỉ đủ sức đánh từng cứ điểm nhỏ sau đó tiến lên đánh chiếm được các cụm
cứ điểm và đỉnh cao là đánh chiếm, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm.
Nếu như trước năm
1950, quân đội ta chỉ có kinh nghiệm đánh công kiên những cứ điểm, đồn bốt nhỏ,
thì đến năm 1950 ta đã đánh thành công những cum cứ điểm tương đối lớn, điển
hình là việc tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê trong chiến dịch Biên giới 1950.
Từ 1950-1953: ta mở nhiều chiến dịch lớn và đánh công
kiên nhiều cụm cứ điểm với qui mô và sức đề kháng ngày càng lớn, đến đầu năm
1953, lần đầu tiên ta vấp phải tập đoàn cứ điểm của địch tại Nà Sản. Từ những
kinh nghiệm quí báu thu được, bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã chủ trương
tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng, từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp
phạm vi chiếm đóng cho tới lúc Pháp không còn sức kháng cự. Không sử dụng lối
đánh xung phong trực diện mà dùng cách đánh vây lấn, đào hào áp sát cứ điểm địch.
Bộ binh được đường hào che chắn và có được vị trí tiến công gần nhất có thể, đồng
thời có điểm tựa khi xung phong, tấn công.
Nếu ví tập đoàn chiến dịch Điện Biên Phủ như một bó đũa thì chúng ta là người bẻ đũa. Chắc hẳn mỗi
con người Việt Nam từ bé đều đã biết đến “Câu chuyện bó đũa”. Bài học cho chúng
ta là: “nếu bẻ cả nắm đũa chắc chắn không thể được, nhưng nếu tách riêng từng
chiếc ra để bẻ thì ta sẽ làm được”. Chân lý đó được Đảng và quân đội ta áp dụng
rất đúng đắn và sáng tạo vào chiến dịch Điện Biên Phủ này.
Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm cực lớn, với thế và
lực của chúng ta lúc bấy giờ nếu quân đội nhân dân ta liều lĩnh tấn công ồ ạt
trên toàn mặt trận vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì sức mạnh chúng ta sẽ
bị phân tán và yếu đi rất nhiều, thiệt hại sẽ là vô cùng to lớn mà thất bại sẽ
cầm chắc trong tay. Việc đánh giá cán cân sức mạnh ta và địch cần được đánh giá
cho đúng. Trong tình hình đó Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã nhận định
đúng được tình hình và bài học “ bẻ đũa” được áp dụng đúng đắn vào thực tiễn.
Quân đội ta tập trung sức mạnh đánh tập trung vào từng cụm phân khu của địch đồng
thời ngăn chặn không cho chúng tiếp ứng, tiếp tế và tiếp viện cho nhau. Với nghệ
thuật công kiên như vậy thì chúng ta sẽ:
Tập trung tối đa sức mạnh của ta và hạn chế đến tối thiểu khả năng của địch. Chiến
thắng đã nằm chắc trong tầm tay.
Sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ: Ý đồ
“bẻ đũa” của ta được thể hiện rõ.
Trên thực tế quân ta đã tập trung sức mạnh, tấn công từng
phân khu của địch: cuộc tấn công chia làm ba đợt từ 13/3 đến 7/5/1954 thì giành
thắng lợi hoàn toàn.
3,
Nghệ thuật nắm bắt, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội trong chiến
dịch.
Trong chiến
đấu, sĩ khí của quân đội là quan trọng, nếu một đội quân có sĩ khí cao thì khả
năng giành thắng lợi cũng sẽ lớn. Nhất là trong điều kiện của ta lúc bấy giờ,
quân đội ta luôn phải chiến đấu trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, để khắc phục
khó khăn về vật chất thì vấn đề nâng cao đời sống tinh thần càng được Đảng và
chính phủ đặc biệt quan tâm hơn.
Để khích lệ,
nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội, nhiều biện pháp đã được Đảng và chính
phủ áp dụng và đem lại hiệu quả rất cao.
Một là: Giải quyết vấn đề ruộng đất:
Ngày trước khi tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, nhận
thấy rằng bản chất quân đội ta là một đội quân công - nông với nông dân chiếm
phần lớn số lượng, đồng thời lại cần phải có những chính sách như một chiếc đòn
bẩy để nâng cao tinh thần bộ đội trước trận đánh lớn. Từ suy nghĩ đó, kết hợp với
tình hình thực tiễn: ước mơ ngàn đời của người nông dân trong xã hội phong kiến
Việt Nam là mảnh ruộng. Vì vậy, chính quyền cách mạng phải ngay lập tức giải
quyết vấn đề ruộng đất để chiến sĩ yên tâm chiến đấu.
Nông dân ta được chia ruộng trong
giai đoạn 1953-1957.
Ngày 04-12-1953 theo đề nghị của Đảng ta, Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành luật ruộng đất. Sau đó, chỉ một thời gian
ngằn từ khu IV trở ra, hàng trăm ngàn ha ruộng đất được chia cho dân cày nghèo
hậu phương. Những cánh thư phấn khởi từ hậu phương tới tấp bay tới tiền phương
làm nức lòng người ở tiền tuyến. Chính quyết sách này đã thổi một làn gió mới,
góp phần nâng cao sĩ khí quật khởi của bộ đội ở tiền phương giúp họ phấn khởi,
yên tâm vượt qua mọi khó khăn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Hai là: Công tác văn công, văn nghệ được
trú trọng.
Ngay trước khi mở chiến dịch lớn Điện
Biên Phủ: để giải quyết tâm tư tình cảm nhớ nhà của chiến sĩ cũng như giúp chiến
sĩ giải lao sau những giờ chiến đấu, lao động vất vả, nhiều đoàn văn công hỏa
tuyến được thành lập và biểu diễn liên tục cho bộ đội, góp phần nâng cao tinh
thần chiến đấu của bộ đội ta.
Biểu diễn văn công trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ba
là: Nêu gương chiến sĩ.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người phương Đông,
coi trọng thực tiễn hơn lí thuyết. Một tấm gương sáng sẽ là ngọn đuốc soi đường,
cổ vũ, khích lệ để nhân dân ta tin tưởng và noi theo.
Anh hùng, liệt sĩ Phan Đình Giót.
Nhận thấy vấn đề quan trọng này, trong
quá trình chuẩn bị cũng như chiến đấu, ta luôn đề cao vấn đề nêu gương những
cán bộ hăng say làm việc và anh dũng chiến đấu, hi sinh để khích lệ toàn quân.
Nhiều tấm gương anh hùng liệt sĩ được tuyên dương như: anh Tô Vĩnh Diện lấy
thân mình chèn bánh pháo, anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai…gây
xúc động mạnh trong toàn quân, động viên họ chiến đấu theo gương những anh hùng
liệt sĩ đó, để xứng đáng là những người con của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Bốn là: Ban lãnh đạo luôn nắm bắt,
theo sát diễn biến tư tưởng của chiến sĩ để có những quyết sách kịp thời.
Trong
quá trình mở đường, kéo pháo, vận chuyển quân trang quân dụng vào chiến dịch,
làm việc trong điều kiện vô cùng vất vả và cực khổ, nhiều khi tinh thần của cán bộ, chiến sĩ mệt mỏi, rời rạc. Nắm bắt được
vấn đề chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều khi gửi thư, đến tận nơi động viên tinh thần
cán bộ, chiến sĩ, làm cho quân và dân quên mệt mỏi, hăng say làm nhiệm vụ.
Trong quá trình tổng tấn công cứ điểm
Điện Biên Phủ, đôi lúc phải đối mặt với đói, rét, hi sinh tư tưởng của chiến sĩ bị phân tán, hoang
mang. Nhờ quan sát, nắm bắt tỉ mỉ tâm tư tình cảm chiến sĩ mà Đảng ủy mặt
trận đã ngay lập tức tiến hành “chỉnh huấn” tư tưởng. Nhờ vậy, bộ đội ta ổn định
tư tưởng, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng địch.
4, Nghệ thuật sáng tạo, linh hoạt
trong chiến đấu.
Có quyết định đúng, tuy nhiên thực hiện
không đúng, không sáng tạo thì chưa chắc chúng ta có thể giành thắng lợi. Trong
thực tế chiến dịch Điện Biên Phủ quân đội ta đã chiến đấu rất anh dũng và sáng
tạo để nên chiến thắng vẻ vang. Nhiều sáng kiến được vận dụng có hiệu quả vào
thực tế chiến đấu giúp nâng cao hiệu quả và hạn chế tối đa thiệt hại về người
cho quân đội ta.
Nghệ
thuật sử dụng pháo binh.
Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch Điện
Biên Phủ, bộ đội ta quyết định sử dụng nhiều đơn vị pháo binh để áp chế hỏa lực
địch, hỗ trợ bộ binh tiến công các cứ điểm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao
để che mặt được lực lượng trinh sát của địch, ngăn chặn hỏa lực pháo binh địch
“phản pháo” và sự oanh kích của không quân địch vào trận địa. Nhiều sáng kiến
được đưa ra trong đó nổi bật là:
Sáng kiến “đào hầm
trong lòng núi” làm công sự cho pháo binh khi chiến đầu.
Những
chiếc hầm pháo này được thiết kế khá vững chãi, nóc hầm được ghép bằng các thân
cây gỗ khá lớn, sau đó đổ đất đá lên trên, đảm bảo chống được sức công phá của
bom, pháo địch. Bên ngoài trận địa được ngụy trang kỹ lưỡng, do đó, khi các khẩu
pháo đã yên vị trong công sự, nòng hướng vào cứ điểm của Pháp trong thung lũng
mà các máy bay Pháp không hề hay biết.
Chiến sĩ Đại đoàn 351 kéo pháo vào
trận địa.
Pháo ta trong hầm ở chiến dịch Điện
Biên Phủ.
Sáng kiến: “Binh khí
phân tán, hỏa lực tập trung”.
Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, phải đối mặt với lực lượng pháo binh rất mạnh của
Pháp, vấn đề làm thể nào để hạn chế thiệt hại và tăng hiệu quả cho pháo binh ta
được đặt ra cấp thiết. Bộ chỉ huy chiến dịch đã sáng tạo lựa chọn phương án cho
pháo binh ta được bố trí phân tán trong các ngọn đồi, núi quanh thung lũng. Tuy
nhiên lực lượng vẫn có sự hiệp đồng chặt chẽ trong chiến đấu theo nguyên tắc
“Binh khí phân tán-hỏa lực tập trung”. Điều này gây bất ngờ lớn cho pháo binh
Pháp vì chúng hoàn toàn mất phương hướng, không xác định được trận địa pháo của
ta ở đâu để “phản pháo” và bị thiệt hại nặng nề. Kết quả là chỉ huy pháo binh
Pháp ở Điện Biên Phủ: thiếu tá Pi –Rốt, người từng huênh hoang tuyên bố sẽ làm
“câm họng” pháo binh đã phải tự sát trong sự nhục nhã ê chề.
Chiến thuật vây lấn và cách chống đạn bắn thẳng.
Trong
đợt 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, để đối phó với các cứ điểm với công sự
vững chắc, hỏa lực mạnh của địch, bộ đội ta đã áp dụng chiến thuật “vây lấn” rất
có hiệu quả bằng việc thiết lập một hệ thông giao thông hào dày đặc, lấn dần,
siết chặt các cứ điểm của địch. Hệ thống giao thông hào của ta làm thiết lập rất
có hiệu quả, mỗi ngày lấn thêm hàng ki lô mét tiếp cận các cứ điểm địch, nó như
những chiếc vòi bạch tuộc bóp nghẹt những con cá nằm trong rọ…
![]() |
Chiến sĩ ta dưới chiến hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ |
Có
hai loại hào: Loại thứ nhất chạy một vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở
phân khu trung tâm; loại thứ hai chạy từ những vị trí trú quân của đơn vị trong
rừng đổ ra cánh đồng cắt ngang đường hào trục, tiến vào vị trí sẽ tiêu diệt.
Trong
trận tấn công vào các cứ điểm phía Tây sân bay Mường Thanh, để đối phó với đạn
bắn thẳng từ các cứ điểm địch bắn ra gây thương vong cho bộ đội quân ta đã sáng
tạo dùng những con cúi được bện chặt bằng rơm dài 2m, đường kính 1,5m đặt phía
trước tránh đạn bắn thẳng, bảo đảm an toàn cho người đào phía sau đào chiến hào
lấn dần về phía cứ điểm địch. Khi chiếm lĩnh được vị trí thuận lợi, bộ đội ta sẽ
từ dưới hào bất ngờ tấn công, bao vây và tiêu diệt cứ điểm địch.
Vĩ thanh
Sau hơn 50 ngày đêm chiến đấu anh
dũng, quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với
16200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, tịch thu và phá hủy hàng ngàn tấn vũ khí,
phương tiện chiến tranh, đánh sập niềm tin của Pháp vào khả năng kết thúc chiến
tranh trong danh dự, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hiệp định
Giơ ne vơ rút quân về nước.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ghi thêm
những trang hào hùng vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, như chính nguyên
Tổng Bí thư Lê Duẩn từng phát biểu: Chiến
thắng Điện Biên Phủ như một “Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang của thế kỉ XX”.
Ngày 8/5/1954, sau khi quân ta giành thắng lợi
chính Hồ Chủ tịch cũng đã gửi thư khen toàn quân: "Quân
ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán
bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào đia phương đã làm
tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng
ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết
kháng chiến để tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về
quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi
hoàn toàn... ".
Trần Công Trọng