Tiếp tục tham vọng trắng trợn muốn chiếm trọn Biển Đông,
Trung Quốc tiếp tục đưa ra những luận điệu mới về cái gọi là con đường tơ lụa
trên biển đông. Nghe có vẻ rất là chính đáng, rất lịch sử, rất kinh tế, nhưng
thực chất, nó chính là luận điệu mà Trung Quốc muốn che giấu cho âm mưu độc
chiếm biển đông. Thời gian qua, hàng loạt các động thái mà Trung Quốc cố tình
gây căng thẳng thêm tình hình ở biển đông như: đưa thêm giàn khoan Nam Hải 9
tại khu vực tranh chấp, xây dựng sân bay quân sự ở bãi Gạc Ma, xuất bản bản đồ
dọc … càng thể hiện rõ hơn sự trắng trợn, bất chấp sự phản đối của các nước
láng giềng, gây bất ổn trong khu vực, vi phạm điều ước quốc tế, làm trái với
Quy tắc đã kí về ứng xử ở Biển Đông COC.
Các nhà ngoại giao, lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Trung
Quốc thì cứ mở miệng ra là hô hào, kêu gọi hòa bình, hòa giải, đoàn kết, chân
thành giải quyết các tranh chấp, nào là kêu gọi tôn trọng pháp luật quốc tế,
nhưng thực chất hành động trên thực tế thì lại hoàn toàn trái ngược. Hay là
kiểu trên bảo dưới không nghe? Hay Chính phủ Trung Quốc bất lực nên không thể
điều hành đất nước, để cấp dưới làm loạn, thích làm gì thì làm. Một quốc gia
lớn như vậy mà lại để tình trạng như vậy thì có chăng chính Chính phủ Trung
Quốc đang âm thầm ủng hộ phía sau, cầm dây giật phía sau để làm phức tạp thêm
tình hình trên biển đông? Không chỉ riêng Việt Nam, mà Philipin, Nhật Bản, Ấn
Độ đều bị Trung Quốc gây hấn và đe dọa theo kiểu nước lớn muốn làm gì thì làm?
Vậy thì làm nước lớn làm gì?
Trung Quốc có hai mục đích tại Ấn Độ Dương,
nơi con đường tơ lụa đi qua. Thứ nhất là lợi ích kinh tế, thứ hai là an ninh
của các tuyến đường biển. Mục tiêu đầu tiên đang đạt được thông qua các tương
tác thương mại với các quốc gia ven Ấn Độ Dương. Nhưng đằng sau nó là mục đích
lớn nhất hoàn thiện đường lưỡi bò, chiếm quyền kiểm soát tuyến đường biển và
tất cả các lợi ích kinh tế trên biển đông.
Nực cười hơn, ngày 14/7, tờ tin tức Want China Times của Đài
Loan đưa tin Trung Quốc đã quyết định đi thêm một nước cờ ngang ngược là nộp
đơn đề nghị UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” và “di sản cổ vật
Hoàng Sa”. Trung Quốc định che mắt thế giới hay sao mà muốn sử dụng những giá
trị lịch sử văn hóa để gắn cái mác chủ quyền quốc gia lên ấy, với cái luận điệu
rằng nhiều tàu đắm của Trung Quốc trong khu vực Hoàng Sa của Việt Nam thì đó là
lãnh thổ của Trung Quốc thì thật là quá vô lý và đuối lý? Trung Quốc định cãi
cùn chắc? nói như Trung Quốc luận điệu như vậy thì chắc Điện Biên Phủ cũng là
lãnh thổ của Pháp, gò Đống Đa với hàng nghìn xác lính đánh trận thì cũng thuộc
quốc gia ấy hay sao? Quá là phi lý.
Trung Quốc đang tự nói với thế giới về sự nham hiểm cũng như
lừa dối trắng trợn của mình thông qua hàng loạt những hành động vừa qua. Trung
Quốc sẽ gặp phải sự phản đối quốc tế chứ không còn trong phạm vi khu vực nữa,
và chính nước lớn này sẽ bị cô lập, đi ngược lại với xu thế chung của thế giới
là ổn định, hòa bình, phát triển.
- VNT-