Nếu được chọn nơi mình sinh ra
tôi vẫn luôn chọn quê hương Việt Nam, vẫn chọn Tổ Quốc tôi bây giờ, nơi có mía
ngọt, rừng chè, đồng xanh ngào ngạt…Nhưng nếu được chọn vị trí của Tổ Quốc hay
cho tôi một sức mạnh vô hình tôi sẽ đưa dải đất hình chữ S rời xa Trung Quốc.
Xa một anh hàng xóm to lớn, bẩn thỉu và nhiều mánh khóe bắt nạt nước yếu như vậy.
Nhưng tiếc thay, chúng ta không
ai có cái quyền và sức mạnh siêu nhiên như trí tưởng tượng. Không ai có thể chọn
vị trí địa lý cho Tổ Quốc mình cũng như không ai có quyền chọn cho mình nơi
sinh ra. Nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách sống và thái độ sống. Xét trên
trường Quốc tế, nó là một xã hội lớn, một sân chơi toàn cầu, người tốt, kẻ xấu
đầy rẫy. Nhưng không có nghĩa chúng ta không va chạm với kẻ xấu, chúng ta tốt
nhưng chúng ta vẫn phải luôn phải đương đầu với kẻ xấu, nhưng quan trọng là bản
sắc và phẩm chất tốt của chúng ta không bị hòa tan. Xét trong mối quan hệ với
Trung Quốc cũng vậy, chúng ta không thể thay đổi được Trung Quốc, không có khả
năng để điều chỉnh những chiến lược của Trung Quốc nhưng chúng ta có cách riêng
để bảo vệ Tổ Quốc chúng ta nguyên vẹn đúng nghĩa.
Tổ Quốc chúng ta có nhiều thành tố
tạo nên, dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa. Văn hóa là phần hồn của Quốc gia,
dân tộc. Nhờ sức mạnh về văn hóa mà chúng ta tồn tại đến ngày nay. Người Tàu đã
dùng mọi cách để triệt hạ nền văn hóa chúng ta như chúng đang làm với các dân tộc
nhỏ bé Hồi, Mãn, Mông…với mục đích diệt tận gốc văn hóa sẽ làm mất nòi giống
người Việt. Từ thửa Cao Biền dùng cách để trấn yểm đất Thăng Long. Cái thời
nghìn năm Bắc thuộc người Hán chủ trương giết đàn ông Việt và làm nảy sinh nòi
giống của chúng ở đất Nam, tìm đủ mọi cách để nô dịch dân tộc ta. Nhưng chúng
đâu có làm được. Đó cũng ắt là đạo trời, nhưng cũng là tính “đàn hồi” của văn
hóa dân tộc ta, dễ tiếp biến mọi thứ thành của riêng mình, không pha trộn, hòa
nhập nhưng khó để hòa tan.
Việc Trung Quốc hiện nay thực hiện
các mưu đồ nhằm đi đúng hướng “trỗi dậy không hòa bình” thì văn hóa là một
trong những hướng bành trướng mà Bắc Kinh luôn chú trọng. Bắc Kinh đã cho xây dựng
hàng trăm viện Khổng Tử trên toàn thế giới, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Việc
đó có đáng nguy hay không? Có chứ? Đó cũng là một trong những sự xâm lăng về văn
hóa dưới một góc nhìn nào đó. Nhưng chúng ta không làm không được. Mỹ cũng phải
để Trung Quốc đặt các Viện Khổng Tử, đó là giao lưu văn hóa. Chúng ta cũng sẽ
có những sự quảng bá văn hóa Việt không những trên lãnh thổ Trung Quốc mà còn ở
những nước khác nữa. Chúng ta không thể cứ khư khư bất cứ cái gì trong hội nhập.
Nhưng chúng ta có những cách để bảo vệ nền văn hóa chúng ta. Chúng ta có các yếu
tố cấu thành văn hóa riêng. Đó là giá trị phong tục tập quán, truyền thống
riêng, ngôn ngữ riêng và các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn học nghệ thuật
riêng biệt. Việc chúng ta nên làm đó là bảo vệ nền văn hóa chúng ta, khuếch
trương các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Thiết nghĩ cái chúng ta cần làm
đó là từ giáo dục, làm cho đất nước có những giá trị vật chất tinh thần dân tộc
riêng biệt và đặc sắc. Chứ không phải chỉ một hội thảo như các vị dân chủ, hay
dăm ba câu chém gió.Nếu chúng ta cứ lớn tiếng nói thoát Trung về văn hóa, thoát
Trung về văn hóa Hán học nhưng chính chúng ta không ra gì thì sẽ không ổn. Sứ mệnh
của văn hóa dân tộc là tránh cho sự lưu vong về văn hóa của con cháu chúng ta
trên chính mảnh đất hình chữ S này. Khó khan của dân tộc ta đó là núi liền núi,
sông liền sông với Trung Quốc. Nhưng thuận lợi là dân tộc ta đã trải qua sự khắc
nghiệt, bất khuất chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong lịch sử. Những
bài học lịch sử và kinh nghiệm cha ông ta truyền lại sẽ luôn là hành trang cho
mọi thế hệ con lạc cháu hồng trong cuộc chiến sinh tồn trên quả địa cầu này.
Văn hóa Việt đang ngày càng lan tỏa,
với quy mô và tốc độ không ngừng, tất nhiên chúng ta không thể so với Trung Quốc.
Nhưng chúng ta có quyền để tin rằng nó sẽ
lan tỏa và có một vị trí xứng đáng với sự phát triển về tiềm lực kinh tế, Quốc
phòng của chúng ta. Và hy vọng rằng với những sự cải cách về giáo dục, kinh tế,
văn hóa sẽ biến văn hóa thành một thành tố khẳng định sức mạnh mềm của Việt Nam
trên trường Quốc tế.
Quốc Thái