Thời gian qua, tình hình Hồng
Công có những bất ổn, biểu tình bạo loạn lan rộng là tâm điểm quan tâm của thế
giới. Có một sự liên tưởng mang tính chất “rỗi rãi” của những kẻ ăn không rồi
nghề, chủ yếu là bọn dân chủ, phản động là “liệu biểu tình ở Hồng Công có lan
truyền tới Việt Nam”. Những phân tích sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó:
Trước hết, muốn biểu tình, muốn
có cam, lài, nhung, lụa thì phải có xung đột về quyền lợi. Mà tình hình thực tế
cho thấy, ở Việt Nam hiện nay khó có thể thấy được điều đó:
Thứ nhất, việc đô thị hóa dẫn tới
tranh chấp giữa doanh nghiệp, nhà nước với một bộ phận nhỏ người dân nằm trong
khu vực liên quan chỉ là thiểu số nhỏ. Dân oan mất đất chỗ này chỗ kia chỉ là
thiểu số quá nhỏ, chẳng đại diện cho bộ phận nào của Việt Nam.
Thứ hai,thanh thiếu niên hầu hết
chẳng ai quan tâm tới chính trị chính em. Học xong có công ăn việc làm, thu nhập
ổn định rồi cưới vợ cưới chồng là mục tiêu của giới trẻ. Xung đột về quyền lợi
xảy ra khi họ không có chỗ nào để học, không có tiền để học hoặc học xong mà
không kiếm nổi bất cứ việc gì để nuôi sống bản thân. Thiểu số thất nghiệp trong
thời gian ngắn hoặc phải chuyển nghề là điều bình thường ở bất cứ đất nước nào
nên nó không phải là nguyên nhân dẫn tới sự bất mãn trong thanh thiếu niên.
Thứ ba,nông thôn Việt Nam, đặc biệt
những vùng sâu vùng xa như quê tôi là một ví dụ. Bạn có thể xem qua những hình ảnh
tôi gửi lên sẽ thấy người dân còn vô cùng lam lũ, vất vả. Nhưng máy giặt, tủ lạnh
hay TV ở quê tôi không phải là thứ quá xa xỉ mà rất nhiều nhà có. Điện, đường,
trường trạm đã làm thay đổi bộ mặt quê hương tôi qua rất nhiều góc cạnh và phần
đa các vùng nông thôn khác cũng không ngoại lệ. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều
cho nông thôn trong những năm qua, giúp cho người dân có điều kiện sống tốt
hơn.
Thứ tư, công nhân có đời sống khổ,
thu nhập thấp nhưng nhiều người họ tự nguyện làm như vậy. Họ chấp nhận thu nhập
2-3 triệu mỗi tháng cũng được, còn hơn ở quê làm ruộng cả vụ bán lưng cho trời,
bán mặt cho đất để được vài tấn lúa là nhiều, bán đi cũng chỉ được 7 triệu mỗi
tấn, bằng hai tháng lương chị em đi làm oshin. Trong khi năng lực cạnh tranh của
hầu hết các doanh nghiệp VN còn rất kém, hàng hóa VN chưa có thương hiệu trên
thế giới thì việc trả đồng lương xứng đáng với sức lao động bỏ ra của người làm
công chắc hẳn còn là một điều rất xa vời.
Thiết nghĩ, dân chủ phản động cứ
ngồi đó mà tưởng tượng kiếm tiền. Bởi vì, xét cho cùng, thiên thời - địa lợi -
nhân hòa, cả ba yếu tố đều không thích hợp với những ai có tư tưởng làm cách mạng,
lật đổ đảng CS VN trong lúc này.
A.C