Việc nông dân xứ ta độ, chế máy
móc để phục vụ nông nghiệp đó không còn là chuyện quá xa lạ. Nhưng có lẽ cái
vòng quay “cái khó ló cái khôn” của các hai lúa xứ ta sẽ không có gì đáng nói nếu
như không có vụ việc nông dân Trần Quốc Hải và con trai là Trần Quốc Thanh ở
Tây Ninh được Nhà nước Campuchia vinh danh phong tặng huy chương Đại tướng quân
vì đã giúp quân đội nước này sửa chữa xe bọc thép. Thế nhưng sự đời thật tréo
nghoe, hễ có tí chuyện là lề trái xum xoe nhày vào, bình luận thế sự rồi quay
sang lợi dụng chửi Nhà nước. Mấy ngày qua, từ BBC, rồi mấy tờ báo lá cải lá dâu
của đám dân chủ cũng đua nhau giật tít ngược xuôi, tạo sự rầm rộ lên để đổ thừa
cho Nhà nước ta không trọng dụng người tài này nọ. Vẫn là bài cũ hô hoán vừa ăn
cướp vừa la làng để hòng kiếm xèng từ quan thầy. Nhưng tất thảy điều đó cũng chỉ
là trò “vải thưa che mắt thánh”, chẳng ai tin.
Về việc kỹ sư hai lúa độ xe bọc
thép cho quân đội Campuchia và được tặng Huy chương Đại tướng quân đó là điều rất
đáng mừng. Chúng ta hân hoan vì có những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng
đầu óc không ngừng sáng tạo, khắc phục khó khăn để vươn lên trong sản xuất. Cho
dù là sáng tạo nhỏ đi chăng nữa thì đó cũng là điều rất đáng quý. Nhưng thiết
nghĩ cũng không nên vì những việc làm đó mà lợi dụng đó như một sự kiện để bôi
nhọ thể chế, phản pháo rằng đất nước Việt Nam không trọng dụng những người có
phát minh, sáng chế. Điều đó là ý kiến chủ quan vô căn cứ. “Hiền tài là nguyên
khí của Quốc gia”, ngay từ thửa đất nước đang khó khăn chìm trong cảnh ngàn cân
treo sợi tóc Bác Hồ đã rất trọng dụng nhân tài. Có vậy đất nước mới giành được
độc lập và được như ngày hôm nay. Như thế mới có những kỹ sư giỏi như Trần Đại
Nghĩa, những bác sỹ nổi tiếng như Tôn Thất Tùng. Tiếc thay truyền thông đang làm
chúng ta suy nghĩ lệch lạc quá nhiều. Thay vì lý giải nguyên nhân và đi vào
đúng hướng thì truyền thông đang loan tin rầm rộ để rồi người đọc, người nghe lại
hùa vào và gây nên sự nhiễu loạn.
Xe bọc thép của quân đội Campuchia
Tác giả tuy không phải là một
chuyên gia quân sự, một chuyện gia quân khí nhưng theo tác giả biết thì những cải
tiến của ông Hải chỉ mang tính tạm thời cho một nước có nền công nghiệp Quốc
phòng lạc hậu và nghèo nàn như Campuchia. Vì thời buổi này không ai cải tiến
khiên xe bọc thép và tháp pháo kiểu như ông Hải nữa. Ông Hải đã tăng sức mạnh của
tháp pháo nhưng lại bắt pháo thủ phải ngồi gần như trước làn đạn của địch. Điều
đó chỉ thuộc kỹ thuật Quốc phòng 50 năm trước thì đúng hơn. Tuy sự sáng tạo của
ông là có sự cố gắng mày mò nghiên cứu, nhưng xét về nguyên lý quân sự, độ an
toàn cũng như các chỉ số khoa học thì mổ xẻ ra chưa bao giờ là ổn cả. Việc tung
hô ông Hải quá mức là một điều ẫu trí. Dư luận đang nghe theo báo lá cải quá
nhiều khiến cho tất cả đều cho rằng ông Hải là một nhân tài thực sự và Việt Nam
đã không biết trọng dụng nhân tài, tạo nên hiện tượng chảy máu chất xám. Cộng
hưởng với từ trước tới nay chúng ta đã có quá nhiều búa rìu dư luận xung quanh
thực trạng “tiến sỹ giấy” và “đề tài ngăn kéo” quá nhiều, cũng như người tài “một
đi không trở lại”. Vì thế hiện tượng ông Hải giống như hạn hán gặp mưa rào, được
tâng bốc lên tận chín tầng mây. Về thực chất cái gọi là huy chương Đại tướng
quân của Campuchia đó chỉ là một dạng của danh hiệu những người nước ngoài đã
có công đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước Campuchia. Ông Hải không phải
là người đầu tiên nhận được huy chương này.
Cái cốt yếu là sau những sự kiện
này đã có những kẻ muốn lợi dụng, xem đó như là một cớ để công kích chính quyền
Cộng sản đã không biết trọng dụng nhân tài, để chảy máu chất xám. Ông Hải được
tung hô, BBC, lá cải của đám dân chủ lại dẫn lời của ông Hải là “Sáng tạo của
tôi không được khuyến khích ở Việt Nam. Lại bài tát nước theo mưa và dư luận lại
được bền phê phán. Xin thưa rằng, công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã có những
thành tựu lớn. Chẳng hạn như Việt Nam đã tự sản xuất được thỏi nhiên liệu tiên
lửa, tự đóng được tàu chiến theo giấy phép của Nga, tự sản xuất đạn dược và
trong tương lai sẽ hợp tác với nước ngoài để sản xuất tên lửa…Đừng có mở mồm ra
là lộng ngôn rằng Việt Nam sản xuất cái kim còn không xong. Đó chỉ là bài văn vẻ
của các nhà dân chủ nửa mùa. Về kỹ thuật, mọi thứ đều có nguyên lý, nguyên tắc.
Những vụ ùm xùm như vụ ông Hải cải tiến xe bọc thép đã không còn quá xa lạ. Ông
Hải đã từng sáng chế máy bay trực thăng, cơ quan quản lý không cho bay, cũng bị
một trận ném đá. Rồi một kỹ sư nông dân ở Thái Bình sản xuất lò đốt rác, cơ
quan chức năng không cấp phép cũng một trận gạch tuôn xuống. Nhưng cấp phép bay
sao được khi động cơ trực thăng chỉ là động cơ bé 150 mã lực độ lên. Các chỉ số
về lực, độ bền, độ mỏi không đảm bảo. Cấp phép cho lò đốt rác sao được khi mà
nó chỉ là một sản phẩm gây hại môi trường?
Tất cả những thông tin đã làm
chúng ta nhiễu loạn, suy nghĩ thiếu đi thực tế khách quan. Ở nước ta mọi phát
minh sáng chế, cống hiến khoa học đều được khuyến khích và được đầu tư nếu có
tính khả thi. Vì vậy xin đừng lộng ngôn trước những sự kiện như thế này nữa. Và
dù sao cũng hy vọng ngày càng có thêm nhiều những phát kiến như của ông Hải
trong tương lai.
An dân