Chơi blog hiện nay tuy
không còn nổi tiếng như trước đây nhưng vẫn là một thú chơi mà nhiều người
không thể bỏ, nhất là những ai mang trong mình máu thi ca, văn nghệ, thích viết
lách để thể hiện quan điểm cá nhân. Blogger là những người có cá tính, điều hành
trang blog của mình và đăng tải lên đó những gì mình thích. Ở Việt Nam hiện nay
số blogger tương đối lớn mặc dù số người có sở thích này đang giảm nhiều từ khi
mạng xã hội facebook lên ngôi.
Blog, facebook,
twitter…các mạng xã hội khác đi chăng nữa, đó đều là thế giới ảo, nhưng phần
nào có sự phản ánh đời thực, chịu ảnh hưởng của đời thực và có nhiều tác động đến
đời thực. Nó đang là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con người hiện
đại. Nhưng để nó lôi kéo, sai khiến và thậm chí vì hoạt động ảo mà gây nên sự
nguy hại cho xã hội, xâm phạm các trật tự mà chính quyền Nhà nước đã thiết lập
là điều không nên. Trong thời gian qua tình trạng blogger Việt Nam phạm pháp và
bị pháp luật sờ tới đang phần nào gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn này.
Gần đây nhất 2 blogger
Việt Nam là ông Lê Hồng Thọ và ông Nguyễn Quang Lập đã bị cơ quan điều tra Bộ
Công an bắt tạm giam để điều tra vì có nghi vấn sử dụng blog cá nhân như công cụ
để xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Đây không phải là những
trường hợp điển hình, trước đây blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, JB Nguyễn
Hữu Vinh cũng đã bị bắt với các sai phạm
tương tự. Cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật khi sử dụng blog của các
blogger Việt Nam đang có nguy cơ tăng. Hoặc cũng có thể đánh giá dưới góc độ rằng
những người này đã thực hiện hành vi vi phạm một cách có hệ thống và thời điểm
này các cơ quan thi hành pháp luật mới đủ căn cứ để khởi tố. Tuy là thế giới ảo
nhưng mạng internet nói chung và blog nói riêng đều phải được pháp luật quản
lý, nhằm vận hành theo những quy chuẩn và định hướng cụ thể. Nhất là trong thời
điểm đang có sự gia tăng của các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như các loại
tội phạm sử dung internet để thực hiện các hành vi phạm tội.
Sở dĩ các blogger vừa
nêu trên bị bắt bởi những gì họ đã làm trên thế giới ảo những điều khuất tất,
chỉ tuân theo ý chí chủ quan của họ hơn là thượng tôn pháp luật, tôn trọng cộng
đồng. Những tay viết như Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh đã
rất trơ trẽn khi sử dụng blog như là một công cụ, lợi dụng để đăng tải những
bài viết sai sự thật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Họ
đã lợi dụng sự phản biện để đả kích chế độ, bôi nhọ đất nước. Thậm chí những
bài viết có nội dung xuyên tạc bóp méo sự thật, dung dưỡng sự hoài nghi trong mỗi
con người. Những bài viết mang tính bi quan tiêu cực tác động xấu đến tâm lý dư
luận, không tốt cho sự phát triển ổn định của đất nước. Chính họ đã và đang
dung túng cho những điều sai trái.
Đáng tiếc là tình trạng
này lại đang diễn ra trong một bộ phận blogger, nhất là những người đang vỗ ngực
tự xưng là dân chủ, những người đang chịu ảnh hưởng của phương Tây, muốn thay đổi
sự phát triển của đất nước mà không tuân theo những đặc điểm riêng của đất nước.
Họ dựa vào Mỹ và các nước phương Tây, coi đó là chuẩn mực. Họ sử dụng blog cá
nhân để biểu đạt ý chí, thậm chí để thành lập hội nhóm bất hợp pháp, tập hợp,
kêu gọi nhiều người chống chính quyền. Từ cái tôi cá nhân, các hoạt động cá nhân
nhưng họ đã lôi kéo, kích động người khác chống chính quyền. Đã có hàng loạt
trang blog cá nhân nhưng mang màu sắc chống phá chính quyền ra đời và đang tồn
tại. Nó đang là một phần nào góp phần làm ô nhiễm cộng đồng mạng. Tuy các cơ
quan chức năng đang cố gắng dẹp bỏ cũng như trừng phạt những chủ trang blog
này. Nhưng có lẽ chặng đường làm trong sạch môi trường mạng còn chông gai nếu
như vẫn còn có những con người thiếu ý thức và vô trách nhiệm như trên.
Quốc Thái