Trần
Đĩnh là ai?
16 tuổi vào Đảng, 19 tuổi làm việc cho
báo Sự Thật, 25 tuổi được cử đi học Đại học Bắc Kinh, có thời gian làm việc bên
các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước trong thời kì kháng chiến… Nếu
chỉ nhìn bề ngoài, Trần Đĩnh giống như một “hạt giống đỏ” sinh ra, trưởng thành
cùng cách mạng từ những ngày đầu tiên.
Nhưng bản chất không phải như vậy. Trần
Đĩnh trong quá trình công tác của mình là con người cơ hội, nhà báo không có phẩm
chất, lại càng không có tinh thần vì dân vì nước của người đảng viên cộng sản
chân chính. Năm 1976, Trần Đĩnh bị kỉ luật khai trừ khỏi Đảng. Ông ta gọi việc
bị kỉ luật của mình như là việc ông tự ra khỏi Đảng, là việc nhẹ nhàng và là một
quyết định vĩ đại. Thực tế liệu có theo lời ông ta rêu rao hay không thì thời
gian đã chứng minh.
Trần Đĩnh hiện đã và đang tuyên bố
mình là người ưa chuộng hòa bình, tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh
đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế,
Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu… Những con người đã đi ngược lại với lợi
ích của toàn dân tộc, điên cuồng chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam.
Gần đây, Trần Đĩnh cho ra đời tác phẩm
mang tên “Đèn cù” trên đất Mỹ, một đứa con tinh thần với nội dung bôi nhọ những
con người của lịch sử. Cũng giống như những người đi trước như Hoàng Minh Chính,
Dương Thu Hương, Huy Đức…, Trần Đĩnh với cái giọng điệu thù hằn, đổi trắng thay
đen, xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc những người lãnh đạo với mục đích hạ bệ thần
tượng ở trong “Đèn cù” đang là chủ đề bàn tán xôn xao trên mạng.
Vậy, “Đèn cù” là cái thứ gì?
Là đứa con tinh thần của Trần Đĩnh –
Điều này thì ai cũng công nhận. Nhưng tại sao nó không được xuất bản ở Việt Nam
mà phải xuất bản tận bên Mỹ, ở cái nhà xuất bản đã từng cho ra đời những đứa
con tinh thần (quái thai) khác như “Bên thắng cuộc” và “Thằng hèn”. Tác giả ở một
nơi, tác phẩm ở một nơi, điều này không khiến cho người quan tâm phải đặt câu hỏi.
“Đèn cù” không thuộc một dạng nào rõ ràng, là
hồi ký của Trần Đĩnh, hay là truyện hư cấu? là “truyện tôi” hay là một loại tiểu
thuyết mới? Trong đó Trần Đĩnh đã thể hiện một lối viết
cực kì quyến rũ, nhưng thực sự thì những nội dung được cho là “thâm cung bí sử” hay những mối quan hệ “bí mật thời đại” mà ông ta viết chẳng có thêm điều gì mới mẻ, nếu người đọc đã từng gặp những thứ do một số tên chống
cộng cực đoan khác đã viết ra trên mạng, trên những “tờ báo” ở hải ngoại và xuất
bản những thứ không thuộc thể loại rõ ràng như “Đèn cù”.
Gần 600 trang của “Đèn cù”, người đọc
có thể thấy sự tự hợm hĩnh bản thân, bịa đặt trắng trợn và thô tục không thể
thô tục hơn của Trần Đĩnh.
Ngay chương 1, Trần Đĩnh khoe “chả hiểu
sao tôi dứt khoát không bí bầu gì cho mình cái danh nào cả”. Thậm chí còn viết
thư về khoe với mẹ, về việc không bí danh, đồng thời được ở bên cạnh các lãnh tụ
cho nên bà cụ mới viết thư động viên “Mẹ rất yêu cái tên Trần Đĩnh cộc. Con được
vinh dự ở bên các vì sao sáng, con phải chịu khó, ngoan, vâng lời...” Chả biết
“dứt khoát” được bao lâu, thế nhưng cũng chính “Trần Đĩnh cộc” cho biết, vì mê
cô X, nên từng lấy bút danh Hoàng X để viết báo. Rồi ngay ở bài báo “Khai hỏa Cải
cách ruộng đất” thì lại “bài báo này tôi ký một tên ú ớ không còn nhớ và sau đó
cũng không mó đến nó bao giờ. Chẳng hiểu vì sao”. Tất nhiên, khái niệm bí danh
và bút danh là khác nhau, nhưng đối với một “nhà báo chuyên nghiệp” như Trần
Đĩnh, thì đâu là ranh giới giữa bút danh và bí danh?
Thông qua việc bịa chuyện lịch sử, Trần
Đĩnh đã xa lạ hóa, méo mó hóa chân dung của những đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà
nước đến khó tin. Dã tâm “hạ bệ” các thần tượng dân tộc của Trần Đĩnh khi cho
ra đời “Đèn cù” rõ như ban ngày. Với Trần Đĩnh, các nhân vật này đều là không
hoàn thiện về nhân cách, và đều thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng và hoang dâm.
Khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Trần Đĩnh viết: “Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ
o bế” (trang 67). Khi nói về Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười: “Dũng thợ may gần
công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa
được học cao” (trang 93). Về Tố Hữu và Xuân Diệu: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối
giặt quần đùi, ca cẩm với Kim Lân: “Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích,
mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (trang 30).
Những chi tiết, sự kiện tù mù được Trần
Đĩnh viết ra theo cái cách để người đọc ngầm hiểu dường như luôn có người thứ
ba, như là một nhân chứng.
Trần Đĩnh có lẽ là người đầu tiên mô tả
Bác Hồ với những tình tiết kiểu mất dạy đến đáng tởm: “Một dạo Phan Kế An ngày
ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô,
chăn chiếu đến chỗ ông cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi
vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy
sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”
Đây là một đoạn mà các tín đồ chống cộng
cuồng tín hâm mộ đến phát cuồng, cho rằng “như một quả bom sự thật", có tính “giải thiêng”. Nhưng thực ra chúng đã
vô tình ăn phải “bả” của tác giả. Họa sĩ Phan Kế An được Trường Chinh phân công
vẽ Bác Hồ ở ATK vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm 1948, các bức vẽ được họa
sĩ ghi rõ thời điểm hoàn thành là tháng 11/1948. Khi đó, Trần Đĩnh còn
chưa đặt chân vào ATK. Vậy làm sao để Trần
Đĩnh thấy họa sĩ An “ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ”, rồi bỗng một buổi chiều gặp An “bị
xua về sớm”, rồi lại có cả đến “vài tháng sau, An lại về muộn”?. Trong khi
chính họa sĩ Phan Kế An thuật lại thời gian làm việc (ký họa) bên Bác Hồ lúc ấy
là liên tục trong hơn hai tuần hoặc ba tuần là chấm dứt, thì làm gi cái gọi là
“vài tháng sau, An lại (đi vẽ Cụ Hồ và) về muộn”?.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Trần Đĩnh thừa biết, ở miền Bắc hoàn toàn không có phong trào cũng như không có
cá nhân “phản chiến” - như ở Mỹ. Nhưng tác giả của “Đèn cù” vẫn “khoe” cho bằng
được ở chương 48: “Chắc thấy chúng tôi phản chiến là xót cho cả máu Mỹ - chứ
không nghĩ chúng tôi là tay sai của Liên Xô, kẻ thù số một của Mỹ, một buổi
sáng tháng chín gì đó năm 1998, một tham tán văn hoá đại sứ quán Mỹ - tức chính
quyền Mỹ - đã lần đầu tiên thanh thiên bạch nhật tại trung tâm Hà Nội bất ngờ đến
bắt tay một chàng xét lại Việt Nam - chàng ấy là tôi: “Chúng tôi biết ông là thế
nào nhưng không tiện gặp, chắc ông hiểu…”. Sau đó giới thiệu nhà báo Mỹ gặp phỏng
vấn”. Trần Đĩnh đã tự tát vào mặt mình khi ở chương 25: “Viết Bất Khuất tôi đã
được hưởng không khí ca ngợi đặc biệt. Tôi đi đường vẫn thấy người ở trên hè
thân thiện chỉ vào tôi cười nói gì với nhau. Kiểu như phụ nữ chân dài, vòng một
khủng bây giờ”. “Bất Khuất” theo lời Trần Đĩnh được “in rất nhiều và bắt thanh
niên cùng quân đội cả nước học tập rộng rãi nữa... mua cho quân đội 160.000 quyển
trong tổng số phát hành 210.000”. Đến đây liệu có ai tin Trần Đĩnh “phản chiến”?.
Và còn nhiều, rất nhiều các điểm không
thể tin, thậm chí không thể ngửi được trong “Đèn cù”- cái mà được bọn dở hơi
tung hô là “trái bom vào sự thật che đậy”. Ngay cả khi BBC mớm hỏi về tính chân thực và
căn cứ của các “thâm cung bí sử” kiểu này, Trần Đĩnh buộc phải trả lời ú ớ:
“Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ
thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó”.
Một nhà “dân chủ” khác đóng góp ý kiến:
“Bỏ ra $25 USD để mua Đèn Cù Trần Đĩnh thà mua thức ăn nuôi chó mèo, nuôi thú
cưng tốt hơn, hay tỉ như quyên góp từ thiện cho học khu cộng đồng còn được mang
tiếng tốt, đem bố thí cho ăn xin hay người ốm đau còn được tiếng cám ơn. Có tay
bác sĩ hải ngoại nọ chụp hình khoe trong nhà có 3 cuốn Đèn Cù, hóa ra ngu hơn
người gấp ba lần”.
Còn nhớ, khi “Bên thắng cuộc” ra đời,
Huy Đức đã bị “ném đá” cho te tua như thế nào. Trần Đĩnh không lấy việc này làm
bài học lại còn cho ra một “Đèn cù” không có giá trị nghệ thuật hay khảo cứu lịch
sử. Công chúng đã thấy rõ mục đích đánh bóng tên tuổi, kiếm chút tiền của quan
thầy sống qua ngày của Trần Đĩnh và những người “đồng chí hướng”. Hiện tượng
“Đèn cù” đã chìm xuống trong đời sống cộng đồng mạng. Còn Trần Đĩnh, tuổi đã
cao rồi, ông còn hằn học bịa chuyện đến bao giờ?
M.H