Theo đề án “quy hoạch
phát triển và quản lý báo chí Việt Nam đến năm 2025, sẽ có nhiều sự thay đối
trong nghề báo chí nước nhà, trong đó có sự thay đổi về nhân sự. Sẽ cắt giảm một
số bộ phận không cần thiết, không có khả năng…Đó có thể là một trong những cú sốc
cho một số con người đang hành nghề báo chí,
tuy nhiê năn, nhìn nhận mặt bằng
chung thì đó là sự phát triển tự nhiên trong nghề báo. Sẽ cần hơn những người
làm báo chí có tâm huyết, thu hút người đọc bằng lương thông tin nóng hổi chức
không dùng những tít giật gân, thu hút người đọc,…
Những thời khắc chuyện
giao như thế này, tôi tin, “bản lĩnh” của những người làm báo sẽ rất quan trọng,
sẽ là một trong những điểm nhấn phát huy tối đa những năng lực bản thân cũng
như nâng cao sức đề kháng trước những thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực chống
phá nhà nước.
Ảnh: Nghề báo -
hãy giữ bản lĩnh của mình (Nguồn: Internet)
Còn nhớ, trong nghề báo
đã xuất hiện những người không xứng đáng với nghề báo, điển hình trong đó là
nhà báo Phạm Chi Dũng, một con người thay đổi lập trường 180 độ, chỉ vì không
có “bản lĩnh”, không có đường hướng cho cây bút của mình được thành thoát hơn.
Mới đây nhất là trường hợp sai phạm và bị thu thẻ của nhà báo Đỗ Hùng… do có vi
phạm trong phát ngôn trên mạng Facebook gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội.
Có lẽ, những lúc tư tưởng
của một số nhà báo đang hoang mang, sự tác động của một ai đó sẽ là một cơn gió
nhẹ nhưng đủ xô đổ một tường thành. Đặc
biệt, blogger “dân chủ” Nguyễn Xuân Diện đang lôi kéo một cách nửa giả, nửa thực.
Đó là việc quy hoạch báo chí sẽ tạo thêm nhiều blogger như ông. “Hàng ngàn báo chí sẽ bổ sung cho đội ngũ
blogger Việt Nam. Một câu nói thực sự rất có ý đồ của Nguyễn Xuân Diện, Blogger ở đây chỉ nói tới những người có tư
tưởng, có quan điểm đi ngược với chính quyền,
chuyện đi chỉ trích chính quyền một cách quá trớn, theo cách của Xuân Diện
đang làm. Nếu có sự bổ sung này, thực sự rất nguy hiểm, đó là lực lượng quá lớn, là lực lượng có nhận thức và là những người
khả năng viết lách và hiểu được sức mạnh của báo chí, đặc biệt là sức mạnh của
sự lan tỏa trên mạng xã hội.
Mặc dù, thực trạng có
thể diễn ra như thế, nhưng tôi vẫn mang
trong mình một niềm tin “bản lĩnh sẽ chiến
thắng được sự mê hoặc”. Đồng thời, với sự thay đổi này, tôi kiến nghị với
những người hoạch định chính sách nên nghĩ tới việc giải quyết cho những con
người sẽ bị ra khỏi ngành báo. Trước tiên là tâm lí, sau nữa là giải quyết công
việc cho họ, không thể để họ bơ vơ trong
xã hội này được. Đặc biệt, cần có sự phân loại những nhà báo nào có năng lực,
nhà báo không có năng lực. Việc đánh giá đó thực sự công bằng, đúng và công
khai.
Niềm Tin