Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một
thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất giữa 12 quốc gia thuộc khu vực Thái
Bình Dương, gồm: Canada, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Việt Nam,
Singapore, Peru, New Zealand, Chile và Brunei.
Tuy nhiên, trong giai đoạn thương thuyết gần đây để
lấy ý kiến cho việc Việt Nam nên có TTP hay không??? Đã có nhiều ý kiến đưa ra.
Theo như quan điểm của nhà nước Việt Nam, chúng ta mong muốn “có” TTP sớm, vì đó sẽ là một trong những cơ hội cho Việt
Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn, và
trên hết, chúng ta có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh, cũng như tạo đà
cho phát triển kinh tế. Đây thực sự là một nguyện vọng của đại đa số dân tộc Việt
Nam.
Song song với những ý kiến mang tính xây dựng, chúng
ta cũng có thể thấy được một số ý kiến mà tính phá hoại. Đó là viêc 14 người đại
diện cho “tổ chức xã hội dân sự”, “hoạt động “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam,
trong lần tiếp xúc với ông Malinowski và 10 viên chức cao cấp trong phái đoàn đối
thoại nhân quyền Hoa Kì tại đại sứ quán Mĩ ở Việt Nam. Sau khi được hỏi về ý kiến
lấy phiếu cho việc thông qua TTP, những
nhà “yêu nước” đã thể hiện ý kiến qua việc
bỏ phiếu. Trong đó, có 5 đồng ý, 8 chống
và 1 phiếu trắng. Kết quả đó đã thể hiện
sự khác biệt về quan điểm trong những con người này, tuy nhiên, kết quả đó đã
thể hiện mong muốn không cho Việt Nam tham gia TTP. Họ nghĩ rằng, Việt Nam chưa
đủ điều kiện tham gia TTP.
Qua việc này, chúng ta có thể nhận ra một số “ý đồ”
của những nhà dân chủ Việt Nam trong số 14 con người đó:
Thứ nhất, trước mặt cơ quan nước ngoài, cụ thể là cơ
quan Mĩ, họ có những ý kiến khác nhau
cho một vấn đề, điều đó, họ muốn chứng tỏ
cho người Mĩ biết rằng, họ cũng dân chủ, cũng có những chính kiến và cũng có lòng “yêu
nước”… Tuy nhiên, kết quả cuối cũng vẫn thống nhất, đó là việc họ chống lại việc
Việt Nam tham gia tổ chức TTP, họ cũng phủ nhận tình hình dân chủ, nhân quyền tại
Việt Nam. Đồng thời, qua tiếp xúc, gây cho những người nước ngoài cái nhìn về
tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam (bài cũ của anh em nhà rận). Và
đương nhiên, với kết quả như thế, không
khó hiểu khi những người nước ngoài lại tin sái cổ. Ý đồ này thể hiện rõ ràng
hơn khi đọc bài viết: “vài suy nghĩ về 5
lá phiếu thuận cho VN gia nhập TTP” trên danlambaovn.blogspot.com hay trên
chimbaobao.com với bài “tại sao tôi bỏ
phiếu ủng hộ Việt Nam vào TPP”.Như thế,
việc phối hợp rất ăn ý, người ta
cứ nhầm tưởng là những người này đang có suy nghĩ trái chiều nhau về quan điểm,
nhưng thực chất đó là cách để họ lấy lòng tin của những người Mĩ.
Thứ 2, những người “đại diện” cho dân chủ, nhân quyền
Việt Nam “sợ” quốc gia họ mang quốc tịch là Việt Nam tham gia một tổ chức mà có
nước đang bảo hộ cho những hoạt đông phi pháp của họ là Mĩ. Họ là những con người
trung thành với người Mĩ, nói dân dã thì họ chính là những con chó trung thành
với chủ. Và vì thể, họ sợ chủ mình phản bội là mình, họ sợ chủ mình đi kết bạn với kẻ thù của
mình. Đáng buồn và quá nhục.
Ngoài ra, bản
thân tôi cũng thấy, họ là những con người ích kỉ, sống chỉ nghĩ cho mình, những con người mưu
mô, thủ đoạn. Họ coi thường những nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Họ bỏ đẳng
sau những lợi ích chung, lợi ích tập thế
đó. Để thực hiện được ý đồ đó thì những con người này đã dùng thủ đoạn lừa bịp,
cung cấp thông tin sai sự thật, sống trong dả dối, đánh lừa phái đoàn của Mĩ. Nên nhớ, kết quả
mà phái đoàn này đánh giá chính là một trong những cơ sở cho việc Việt Nam có
được tham gia TTP hay không.
Như vậy, tương lai Việt Nam với TTP sẽ có những cản
trở, khó khăn hơn. Và người gây ra những cản trở, khó khăn đó không ai khác chính là những nhà
“đại diện” cho dân chủ, nhân quyền Việt
Nam. Là một công dân Việt Nam, tôi thấy cay cú, và tức tối với những hành động
vô trách nhiệm, thiếu thiện chí khi nói hai từ yêu nước của những nhà dân chủ
cuội.
Niềm Tin