Mấy
ngày hôm nay trên các trang mạng, các blog bàn tán xôn xao về vấn đề Việt Nam
gia nhập TPP. Bản thân tôi cũng có đôi điều thắc mắc không hiểu tại sao một số
người cứ thích hóng chuyện để rồi đánh rẽ sang một chuyện “phiếm” khác mà bản
thân chuyện “phiếm” chả có liên quan gốc rễ gì với vấn đề mà họ đang đề cập.
Tôi xin nói rõ:
Thứ
nhất, về vấn đề TPP là gì, vì sao Việt
Nam lại cần thúc đẩy tiến trình để gia nhập TPP.
Thứ
hai, đó là bài báo với câu chuyện “phiếm” của tác giả Ngọc Ẩn với nhan đề “Phân
tích cái hại của bỏ phiếu thuận giúp CSVN vào TPP” (http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/05/phan-tich-cai-hai-cua-bo-phieu-thuan.html) mà tôi đọc hết cả bài mà hóa ra bạn ấy nói với chúng ta
rằng cuộc bầu cử hay bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử hãy theo cách của chính quyền
Mỹ với phương châm “Là cơ hội tốt để nhân dân mặc cả với chính quyền bằng cái giá hợp lí và kiếm tiền từ những cuộc vận động tranh cử
này”. Đó là ý kiến mà bạn ấy muốn chuyển đến chúng ta khi cái óc của bạn đấy đã
bị chét đầy một chữ “tiền”.
Đầu
tiên, tôi xin được nói về Tổ chức TPP một cách khái quát như sau và tác động của
nó với nền kinh tế Việt Nam chúng ta hiện nay.
Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội
nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu
được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06,
2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán
để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Ngày
14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản,
lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng
thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng
đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.
Ảnh: Thành viên
của TPP
Trước
đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic
Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng
Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại
một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei
nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán
này, hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4). Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm
90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng
01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện
bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm
trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi
dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền...
Vậy,
nếu tham gia TPP chúng ta sẽ có lợi
gì? Đó sẽ là cơ hội lớn về quan hệ thương mại và tận dụng tối đa nguồn lao động
dồi dào, cũng như nhiều khía cạnh khác của
nước ta hiện nay. Cụ thể, đầu tiên, TPP
sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng
điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Số liệu thống
kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật
Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới
trên 75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong
quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng trên là
quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi. Đàm
phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có thể giúp
chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.
Lợi
ích thứ hai, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và
việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu
của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về
mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc
mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP,
trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như
thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.
Lợi
ích thứ ba là cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada
với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện
môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu biết tận
dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều
công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất
khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại.
Cuối
cùng nhưng rất quan trọng, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền
kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ
tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngoài ra, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham
gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn
thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.
Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức không hề nhỏ, nổi bật nhất đó
là sức ép cạnh tranh. Nếu đi sâu phân tích cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuất của
Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường. Các ngành
bị tác động tương đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu
dùng. Các mặt hàng vốn vẫn được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm,
thép, giấy… có thể không đáng ngại, lý do là các nước TPP hoặc không xuất khẩu hoặc hướng đến phân khúc thị trường khác
so với sản xuất trong nước. Riêng với xăng dầu, nếu xóa bỏ thuế nhập khẩu Việt
Nam sẽ mất đi một trong các công cụ điều hành giá quan trọng. Đây là tác động
mà các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải tính đến một cách cẩn trọng. Trong lĩnh
vực dịch vụ, cần nhớ rằng, sau 7 năm thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã tương đối mở.
Sức ép cạnh tranh từ TPP, nếu có sẽ
xuất hiện ở ba ngành chính: ngân hàng, phân phối và phần nào đó là viễn thông
giá trị gia tăng. Và còn nhiều điều khác nữa tác động chi phối tới nền kinh tế
nước ta nếu gia nhập TPP.
Vấn
đề thứ hai là tôi xin có quan điểm đối với bài viết của bạn Ngọc “Ẩn” nhưng
không “nổi”. Bạn nói rằng chúng ta nên học cách bỏ phiếu của chính quyền Mĩ, bạn
bảo với chúng tôi đó là cơ hội tốt đề chúng ta “mặc cả” với chính quyền, với những
người tranh cử để “kiếm lãi” ?! Ơ hay, thế cái não của bạn dùng để làm gì khi bạn
viết ra những câu này, nếu bầu cử theo hình thức “mua bán chợ búa” như bạn nói
thì hóa ra những người bạn muốn lên lãnh đạo đất nước là người chỉ cần có nhiều
tiền và năng lực của họ thì bạn không cần phải bàn và quan tâm đến. Bạn đang bảo
chúng tôi quay trở về thời kì phong kiến ngày xưa là dùng tiền để mua quan, lấy
chức mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, vận mệnh quốc gia à? Bạn à, đất
nước họ thì họ bầu cử như thế thì dân họ muốn thế, nhưng với đất nước chúng
tôi, bầu cử phải đúng pháp luật, công khai và minh bạch, những con người mà
chúng tôi bầu ra là những con người sáng suốt và chúng tôi cần họ và tin tưởng ở
họ. Khoản tiền như bạn nói thì có thể có nhất thời nhưng mà cái hại về sau mà
chúng tôi phải gánh chịu bởi những con người mà mua chuộc chúng tôi bằng tiền
thì lớn hơn gấp vạn lần.
Bạn
nói với chúng tôi bỏ phiếu cho đất nước vào và gia nhập TPP là một cái hại? Thật nực cười với cái “phiếm” của bạn, hay là bạn
đã đủ sung sướng với cuộc sống hiện tại của mình rồi mà không quan tâm đến đời
sống kinh tế của đất nước, của nhân dân hiện tại. Bạn có biết rằng, gia nhập TPP chúng ta giải quyết tốt nhất cái thị
trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết tốt vấn đề việc làm là vấn đề đang gây nhức
nhối ở nước ta. Là giải quyết nạn vấn dưa hấu, các mặt hàng nông sản không còn
tình trạng chờ đợi và hư hỏng ở cửa khẩu, là con đường để thúc đẩy công tác sản
xuất nông sản, là con đường để chúng ta không cần phụ thuộc tiêu thụ mặt hàng
vào một nước,... Phải chăng cái não của bạn chỉ dừng lại ở mức thiển cận mà
không thể bứt phá ra mà suy nghĩ được chỉ bị áp đặt bởi hai từ “chống phá” mà bọn
xấu đã “gột rửa” và “nhét vào” cái đầu nhỏ bé của bạn.
Bạn
thấy hả hê khi “Tổng Thống Obama và nội các của ông dùng TPP gây áp lực lên CSVN” lên
chính quyền, lên đất nước và sâu xa hơn là lên đồng bào bạn, là việc ngăn chặn
con đường phát triển của đất nước, ngăn cản và “kéo sập” nguồn thu nhập sẽ được
nâng cao hơn (nếu vào TPP) của đồng
bào bạn. Thế thì bạn kêu gọi chúng tôi về cái gì khi cái lợi ích của chúng tôi
đã bị “đạp đổ”, hay bạn kêu gọi chúng tôi đi bưng bít mấy bọn người chuyên đi
ngược lại với lợi ích của chúng tôi như bạn à, có thể bạn bưng bít thế thì bạn
có tiền và thu nhập của bạn sẽ tăng nhưng với chúng tôi là con số 0 hoặc hơn nữa
là con sô âm. Bạn nói chính quyền Mỹ cần dùng TPP để can thiệp vào dân chủ và
nhân quyền ở VN? Thế bạn hiểu bao nhiêu về dân chủ và nhân quyền? Bạn hiểu bao
nhiêu về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam so với dân chủ và nhân quyền của nước
Mỹ hiện tại? Bạn sống ở Việt Nam từ bé đến giờ đã phải chịu bị thiệt thòi so với
các bạn cùng trang lứa về các chính sách cộng đồng và chính sách an sinh? Nếu bạn
giải thích và hiểu được căn bản những vấn đề này thì ngay bây giờ bạn cần phải
hiểu được việc gia nhập TPP của Việt
Nam là quan trọng, cần thiết và đáng được hoan nghênh như thế nào!
Bạn
thân Mỹ, tôn sùng Mỹ thì mặc xác bạn, nhưng bạn đừng lôi Mỹ vào đây để so sánh
mọi vấn đề và khía cạnh của Mỹ với đất nước và con người Việt Nam, bởi bên
ngoài vẻ hòa nhoáng của Mỹ thì những điều xấu xa ẩn sâu bên trong của Mỹ mà bạn
nào đâu có biết. Vì vậy, ngay lúc này với mọi vấn đề chính trị xã hội của đất
nước đang trong quỹ đạo chuẩn của nó thì không nhất thiết cần những con người
“tôn ngoại bang làm cha” như bạn đứng ra gào thét những điều vớ vẩn mà bản thân
dân tộc Việt Nam không cần đến điều đó. Nhà nước và chính quyền một quốc gia được
xây dựng và vận động qua quá trình chọn lọc của lịch sử dân tộc, và Nhà nước và
chính quyền Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đất nước Việt Nam đang đi đúng hướng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam có niềm tin tuyệt đối vào người
lãnh đạo của họ, vào các chính sách mà họ đưa ra nhằm xây dựng và phát triển đất
nước. Còn bạn, không chấp nhận chính quyền đang lãnh đạo bạn, tôn sùng và cho Mỹ
là hình mẫu thì cuốn gói sang Mỹ mà theo họ, dân tộc không cần những thành phần
như bạn lên tiếng với những câu chuyện “phiếm” như thế!
Hiểu
Minh