Đây là bài viết tôi muốn
nói về việc 20 nhà văn đã xin ra khỏi hội nhà văn Việt Nam. Một câu chuyện tưởng
chừng như công việc hành chính, tổ chức. Nhưng lại được suy diễn thành như câu
chuyện chính trị, thể hiện sự phản đối của
những con người lão làng trong nghề văn với cách quản lí của nhà nước.
Trong số 20 nhà văn xin
từ bỏ thì có tới 9 người đã tham gia Văn đoàn độc lập bao gồm: Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn
Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm
Đình Trọng. Rõ ràng, trong thành phần những người này thì tồn tại những con người
không đủ phẩm chất chính trị, họ sớm đã
có sự tách biệt với hội nhà văn Việt Nam. 20 con người đó, có già, có trẻ
nhưng họ có chung một sai lầm là coi trọng cái tôi cá nhân quá, điều đó khiến
cho họ có tư tưởng tách biệt và rút khỏi
vị trí thành viên hội nhà văn Việt Nam. Vậy 20 con người đó có lấn áp được phần
còn lại của hội nhà văn Việt Nam ?
Ảnh:
Một số nhà văn tách ra khỏi Hội nhà văn Việt
Nam
Xin được khẳng định
luôn là những nhà văn này không thể trấn áp được phẩn còn lại. 20 con người đó
khi ở trong tổ chức cũng chưa làm được điều gì lớn lao, cho nên họ ra khỏi tổ
chức cũng không có gì ảnh hưởng quá lớn. Phải công nhận những con người này có
năng lực, đã từng có cống hiến cho nền văn học Việt Nam, nhưng ngược lại, họ từ
bỏ “tổ chức”. Đó là những cảm xúc nhất thời nhưng đồng thời cũng là bản lĩnh yếu
kém của những nhà văn già cội này. Chỉ với những khó khăn như thế thôi đã khuất
phục được họ đã minh chứng cho ý chí, lý tưởng hơn nữa là trách nhiệm của họ
cao tới đâu.
Họ ra khỏi tổ chức theo
một cách “vô tổ chức” và sau đó là những lời nói với dạng coi khinh, xem thường
“Hội nhà văn Việt Nam”, nơi từng là nôi
cho họ bay cao. Điều đó nói lên nhân cách của họ khi tồn tại và xử lí các mối
quan hệ trong xã hội.Một nhà văn ra khỏi hội nhà văn phát biểu nói “Thật ra từ lâu tôi đã không sinh hoạt trong Hội
Nhà văn Việt Nam rồi, nhiều khi tôi đã muốn xin ra khỏi hội nhà văn nhưng cũng
ngại vì không muốn ồn ào. Thế nhưng vừa rồi là giọt nước làm tràn cốc nước, tôi
thấy mình không thể nào ở lại cái hội này nữa và tôi từ bỏ, từ bỏ Hội Nhà văn
Việt Nam”. Nhà thơ
Nguyễn Duy chia sẻ suy nghĩ của ông: “Họ làm việc đó thì cái dở thuộc
về họ thôi, nó thiếu sự tôn trọng nghề nghiệp, làm cái kiểu chính trị hóa văn
chương như vậy chả ra làm sao cả, rất là tầm thường”,….Nhìn nhận những việc
làm của những nhà văn này, họ đã mắc những
sai lầm lớn. Trong đó, lớn nhất phải nói tới việc mất uy tín của những nhà văn
này trong lòng quần chúng nhân dân.
Có thể nói, 20 con người đó chưa là tất cả trong làng văn học Việt
Nam, sự từ bỏ tổ chức của họ cũng chính
là sớm hay muộn mà thôi vì bản thân họ đã không có lí tưởng với cách mạng. Hai
từ “trách nhiệm” trong họ đã bị phai nhạt, họ không hoàn thành được nhiệm vụ
khi đương chức, và bây giờ họ chống lại lại nó một cách vô thức. Đây là một
trong những điều hết sức thất vọng đối với những cây bút từng là cây cổ thụ lớn
trong làng văn học Việt Nam. Tuy nhiên, họ từ bỏ, không có nghĩa là tổ chức tan
rã, họ đi, sẽ có những con người có đủ
phẩm chất thay thế. Câu chuyện đặt cái tôi cá nhân lên đầu không bao giờ là thực
tế khách quan cho một vấn đề trong xã hội.
Niềm Tin