Đại đoàn kết dân tộc là
một trong những chính sách, mục tiêu cần đạt được trong việc xây dựng nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, phải khẳng định mục tiêu đó không dễ gì
mà đạt được. “đường đến vinh quang đi qua ngàn sóng gió”, con đường xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc cũng như thế, nhưng lòng tin của những khao khát tăng cường
vị thế đất nước Việt Nam sẽ bùng cháy và đi đến thành công trong tương lai
không xa.
Tuy nhiên, đang có một
xu hướng của những phần tử cực đoan trong dân tộc Champa đòi công nhận dân tộc
này là dân tộc bản địa tại Việt Nam.
Đây rõ ràng là một việc làm trái với quy định của pháp luật. Nhà nước Việt Nam
không hề có một khái niệm về dân tộc bản địa. Khái niệm bản địa chỉ xuất hiện
khi người Pháp đô hộ đất nước Việt Nam mà thôi, còn sau khi giải phóng, hòa
bình lập lại thì khái niệm đó là không còn. Hiện nay, các dân tộc Việt Nam chỉ
được công nhận là dân tộc tại chỗ. Do đó, không hề có căn cứ sắc đáng cho việc
yêu cầu đòi công nhân dân tộc bản địa của một bộ phận người dân tộc Champa.
Ảnh: Lễ hội của
người Champa
Ở đây, chúng ta chỉ bàn
luận dưới góc độ đại đoàn kết dân tộc Việt Nam để phát huy sức mạnh dân tộc
trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Nếu công nhận một dân tộc
trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam là dân tộc bản địa khi những căn cứ đưa
ra là không sắc đáng thì sẽ gây ra hiệu ứng như thế nào đối với những dân tộc
còn lại. Liệu những cố gắng của chính quyền trong việc xây dựng một đất nước
hòa hợp, độc lập và một môi trường hòa bình như hiện nay sẽ trở nên vô nghĩa
không???
Ngoài ra, việc đòi công
nhận lịch sử một dân tộc đi cùng với lịch sử đất nước theo quan điểm của những “chuyên
gia” trong việc nghiên cứu dân tộc Champa được đăng trên RFA cũng là sự coi thường
lịch sử các dân tộc khác ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam có 54 dân tộc, và 54 dân
tộc đó đều có nền văn hóa riêng. Việc phát triển hài hòa nền văn hóa các dân tộc
đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng, chúng ta luôn xây dựng một nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi nền văn hóa của một bộ phận dân tộc của gia
đình Việt Nam luôn được tôn trọng, giữ vững và phát huy.
Do đó, là một công dân
Việt Nam, cho dù bạn là một người dân tộc nào đi chăng nữa, cũng hãy bỏ qua đi những
rào cản về nhận thức, bỏ đi tư duy dân tộc
hẹp hòi hay dân tộc cực đoan, không ai ngăn cản bạn phát triển. Xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc sẽ là điều kiện giúp cho những dân tộc còn có khó khăn có
cơ hội phát triển mình, có cơ hội thay đổi mình. Thay vì có những suy nghĩ tiêu
cực hãy học tập và rèn luyện để đưa dân tộc minh phát triển hơn. Việc nghe theo
những luận điệu của những kẻ “lợi ích” sẽ không thể giúp cho các bạn phát triển
chính mình được đâu./
Niềm Tin