Là
người Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, làm sao tôi có thể làm ngơ
trước tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày. Từng tin tức, từng hành động
của Trung Quốc, của Mỹ và của cả Việt Nam đều được những người yêu nước như tôi
lặng lẽ dõi theo sát sao. Chỉ cần một biến động nhỏ đã khiến cho lòng người dậy
sóng. Đặc biệt khi Trung Quốc nổi lên với hành động xây dựng đảo nhân tạo trái
phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam đã làm cho tôi
và nhiều người đứng ngồi không yên. Đương nhiên tôi cũng chỉ biết lắng nghe và
nắm tình hình mà không thể làm được gì cho đất nước để bảo vệ chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ Quốc. Nhưng đó là tinh thần trách nhiệm, là sự thể hiện
truyền thống yêu nước mà ông cha ta gìn giữ từ trước đến nay.
Ảnh: Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ Quốc
Trung
Quốc một “ông lớn” được hiểu theo đúng nghĩa đen của nó nhưng đồng thời cũng rất
khôn ngoan, xảo quyệt. Với một đường lối ngoại giao vị kỷ và thực dụng “mèo
đen, mèo trắng đều là mèo” thì Trung Quốc của hôm nay đã được nhân dân thế giới
gọi với một cái tên mĩ miều hơn nhiều, đó là “Khựa”. Và quả thực cái tên đó hết
sức phù hợp với chúng trong vấn đề Biển Đông hiện nay. Chúng làm gì có chủ quyền
đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa? Những hòn đảo chúng đang tạm giữ là do
hành động xâm lấn đáng hổ thẹn của ông cha chúng trước đây. Còn cái gọi là “đường
chính đoạn” thực chất do Tập Cận Bình chủ xới thảo phác ra bằng trí tưởng tượng
đến mức hoang đường của mình. Nhưng dường như “anh mạnh, anh có quyền”! Bất chấp
mọi thứ từ sự phản đối của các nước có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Việt
Nam, Philippin, Malayxia… lên án, đến các nước có lợi ích có liên quan như Mỹ
như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản phản đối và thậm chí cả sự lên án của những người yêu
chuộng hòa bình trong chính nước này thì chúng vẫn làm ngơ. Điều đó đã được thể
hiện rõ nét trong hội nghị an ninh Sangri-la tại Singapo vừa qua. Biển Đông dường
như là chủ đề đốt nóng hội nghị khi tất cả các Bộ trưởng cả trong phiên họp, lẫn
trao đổi bên lề đều lên án cực kì mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Nhưng lũ Khựa thì sao? Chúng im lặng, nói ít nghe nhiều, điều đó đã thể hiện sự
cáo già của chúng. Trung Quốc hiểu rằng phát biểu ở đây là điều hoàn toàn bất lợi
với chúng. Làm sao chúng có thể chai mặt mà đấu lại tất cả các Bộ trưởng đang hừng
hực tức giận như thế? Nhất là Mỹ, một cường quốc từ trước đến nay với chiến lược
xoay trục sang Châu Á đã mạnh mồm lên tiếng phản đối kịch liệt hành động của
Trung Quốc. Nhìn toàn cục diện trong thời gian vừa qua chúng ta thấy rõ nét nhất
là cuộc đấu khẩu giữa hai ông lớn Trung – Mỹ, tất cả các quan điểm đưa ra đều
thể hiện hai bên quyết không nhượng bộ. Nhưng thực chất theo ngôn ngữ dân gian
của mình gọi là “võ mồm”. Tuy nhiên điều đó ít nhiều có lợi cho ta khi góp phần
cản bước tiến của Trung Quốc.
Về
phía nước ta, Việt Nam xét về tên tuổi trên bản đồ thế giới chỉ là một nước nhỏ
bé, hòa bình chỉ mới được lập lại cách đây khoảng 40 năm ,vẫn đang có nhiều vấn
đề trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tóm lại ta nhỏ, ta yếu hơn ông
láng giềng Trung Quốc. Thế nhưng đừng nghĩ thế mà ta không dám cho Trung Quốc một
bài học hay nghĩ rằng ta sợ chúng. Xin nhớ cho lũ Khựa đã bao lần đem quân sang
xâm lược nước ta nhưng lần nào cũng bị đánh tan tác buộc phải tháo chạy. Cái
chúng thua ở đây đó chính là lòng yêu nước nồng nàn của quân và dân ta. Ta chiến
đấu là vì chính nghĩa, là vì dân tộc, ngược lại hoàn toàn với lũ Khựa là đi
gieo rắc tội ác lên nước khác. Và hiện nay trong vấn đề Biển Đông cũng vậy, xét
về mặt pháp lý cũng như thực tiễn thì những yêu sách về “đường 9 đoạn” hay hoạt
động cải tạo các đảo ở Trường Sa đều hết sức phi lý. Nhưng bằng một hệ thống
tuyên truyền khổng lồ, Trung Quốc vẫn tuyên truyền lừa bịp chính người dân cho
đó là hành động “đúng đắn”. Nhưng rồi “cái kim trong bọc rồi cũng sẽ lòi ra”,
tôi chắc chắn rất nhiều nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đều hiểu hành động của họ
chẳng khác nào hành động xâm lược, gây mất ổn định cho hòa bình của khu vực. Và
đó chính là nguyên nhân của mọi thất bại, lòng dân không nhất trí thì làm sao
Trung Quốc có thể thực hiện được mưu đồ của chúng. Chiến thắng sẽ luôn đứng về
chính nghĩa và chúng ta có quyền tự tin rằng trong cuộc đấu trí, đấu lý, đấu sức
với Trung Quốc ta hoàn toàn tự tin về một chiến thắng!
Vậy
đấu trí, đấu sức ở đây được hiểu như thế nào? Đấu trí đó chính là dùng đầu óc,
sự khôn khéo linh hoạt của bản thân để đấu tranh với những hành động ngang ngược
của Trung Quốc. Ta biết đấy, hiện nay không chỉ có Việt Nam mà các nước khác
trong khu vực và nhất là Mỹ rất là bức xúc về vấn đề này. Đó là điều mà ta cần
tận dụng. Và thực tế việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và hành động
lên án kịch liệt Trung Quốc tại Hội nghi Sangri-la ở Singapo và hàng loạt các
hoạt động hỗ trợ quân sự cho các nước để bảo vệ chủ quyền đã thể hiện rõ cho điều
này, trong đó Việt Nam ta cũng đã có những bước tiến quan trọng trong quan hệ với
Mỹ nhất là quân sự. Tuy nhiên, chúng ta chớ nên hiểu lầm việc làm đó của Mỹ là
vì nhân dân Việt Nam. Tất cả chúng đều chỉ vì lợi ích riêng rẽ của mình. Mỹ ở
Biển Đông có lợi ích rất lớn về cả về chính trị và kinh tế, sự hiện diện của họ
ở đây là vì bảo vệ cho lợi ích đó. Mỹ đe Trung Quốc là điều hoàn toàn có lợi
cho Việt Nam mà chúng ta cần ủng hộ để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của
mình.
Sự
đấu trí, đấu sức ở đây còn được thể hiện trong quan hệ với Trung Quốc. Có người
bảo chúng ta phải đấu tranh cực kì mạnh mẽ với Trung Quốc bằng mọi biện pháp kể
cả quân sự. Xin nhớ cho đó là điều lợi bất cập hại. Ta là nước nhỏ hơn xung đột
xảy ra đương nhiên bất lợi sẽ thuộc về ta. Và thử hỏi đất nước ta hòa bình mới
được lập lại có mấy mươi năm nếu lại chiến tranh thì sẽ ra sao? Điều đó chỉ cần
thiết nếu chúng ta không có con đường lựa chọn nào khác. Nhưng điều đó không có
nghĩa là ta không làm gì? Thứ nhất, Việt Nam ta thông qua ngoại giao đã lên án
hành động gây mất ổn định trong khu vực của Trung Quốc, yêu cầu nước này dừng mọi
hoạt động. Thứ hai, chúng ta vẫn đang tăng cường hiện đại hóa quân sự của mình,
minh chứng chính là sự thành lập của đội tàu ngầm góp phần nâng cao khả năng
tác chiến của hải quân Việt Nam. Thứ ba, đấu tranh về mặt dư luận để làm cho
nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, thậm chí là nhân dân Trung Hoa thấy được
bản chất vấn đề. Từ đó gây áp lực không nhỏ lên chính quyền Tập Cận Bình. Đó là những việc làm cần thiết để chúng ta bảo
vệ chủ quyền biển đảo của mình ngay bây giờ.
Việt
Nam luôn yêu chuộng hòa bình, không bao giờ mong muốn tình hình an ninh trong
khu vực bất ổn như hiện nay. Cho nên mong rằng Trung Quốc hãy hiểu và chấm dứt
ngay mọi hành động phi pháp trên Biển Đông, không nên làm tổn hại thêm mối quan
hệ giữa hai nước vốn có truyền thống tốt đẹp. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan
cố thì cái kết thất bại đang chờ đợi chúng.
Quang Phúc