Mới
đây Quốc hội đã đi đến thống nhất việc lùi lại 2 kỳ họp nhường quyền bấm nút Luật
Biểu tình cho Quốc hội khóa sau vào năm 2016. Đứng trước thông tin này các
trang mạng phản động trong nước liên tục công kích, xuyên tạc. Cho đây là cách
làm chậm trễ và cố ý của chính quyền Việt Nam, ngăn cản công dân thực hiện các
quyền đúng đắn của mình. Vậy bản chất vấn đề ra sao?
Ảnh: Dự thảo luật Biểu tình được Quốc hội
đồng ý lùi lại 2 kỳ họp
Điều
25 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp , lập
hội, biểu tình”. Việc bấm nút thông qua Luật Biểu tình là điều nhất định phải
làm nhằm thể hiện sự tôn trọng quyền cơ bản công dân. Đáp ứng tâm tư nguyện vọng
của quần chúng nhân dân trong nước. Đến nay việc thông qua dự án Luật Biểu tình
vẫn bị gián đoạn. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có đúng như những gì các nhà “dâm
chủ” tự xưng trong nước vẫn rêu rao?
Theo
tôi có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Thứ
nhất, xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của dự án luật Biểu tình, có tác động
rất lớn đến tình hình an ninh trật tự
trong nước. Nếu sai sót thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Đúng là việc
ban hành Luật Biểu tình sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho Nhà nước quản lý, tuy
nhiên nếu luật không phù hợp thì rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng gây nguy
hại cho xã hội.
Thứ
hai, xuất phát từ bản chất phức tạp của vấn đề biểu tình. Như đã biết trên thế
giới có rất nhiều cuộc biểu tình nổ ra, ở mức độ nhẹ nó khiến cho xã hội mất ổn
định, hoang mang dư luận. Ở mức độ nghiêm trọng nó có thể gây rối loạn xã hội,
thậm chí làm cho một chế độ phải ra đi. Mà điển hình đó là các cuộc “cách mạng
màu” ở Trung Đông, Bắc Phi. Là một âm mưu mà các nước thù địch tiến hành nhằm
xóa bỏ một chế độ không thân với chúng. Điều đó là hết sức nguy hiểm đòi hỏi Luật
Biểu tình phải có khả năng kiểm soát đám đông, làm chủ tình hình khi vụ biểu
tình xảy ra. Để làm được điều này đương nhiên đòi hỏi Luật phải hết sức chặt chẽ.
Thứ
ba, xuất phát từ thực tế, Việt Nam tiếp cận với Luật biểu tình chưa lâu, mới
nghiên cứu, quá trình chuẩn bị có nhiều ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự thống
nhất. Chính vì vậy nếu lúc này đưa ra Luật sẽ khó có thể được đa số Đại biểu chấp
thuận, tạo nên những bức xúc không nên có. Cho nên việc dừng lại để xem xét,
nghiên cứu thêm là điều cần thiết.
Thứ
tư, xuất phát từ âm mưu của lũ hại nước hại dân, chúng luôn tìm mọi cách để có
thể lợi dụng, bới móc Luật Biểu tình nhằm gây nguy hại cho an ninh trật tự nước
nhà. Một khi luật biểu tình được bấm nút thông qua thì sẽ là cơ hội để chúng
tìm kiếm những bất cập, sơ hở trong đó. Nhằm kích động mọi người biểu tình gây
rối tạo điểm nóng. Khi ấy vì đã thành luật nên chúng ta buộc phải cho tiến hành
biểu tình, điểm yếu của Luật sẽ là cơ sở cho các thế lực thù địch dựa vào chống
đối. Trong khi việc điều chỉnh, sửa đổi luật tốn không ít thời gian. Vậy cớ sao
ta không chuẩn bị cho thật kỹ để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót
có thể mắc phải?
Vì
tất cả các lý do trên cho nên việc Luật Biểu
tình bị lùi lại từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 sang chương trình
cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11và thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14
là điều hoàn toàn hợp lý. Có thế thì mới có thể đảm bảo Luật ban hành ra vừa đảm
bảo quyền công dân vừa đảm bảo an ninh xã hội nước nhà. Đó là điều mà Đảng, Nhà
nước ta luôn hướng tới, phải cân bằng hài hòa các lợi ích. Không thể chỉ vì sốt
sắn đảm bảo cho quyền công dân mà gây ảnh hưởng đến an ninh đất nước. Hiến pháp
đã quy định thì nhất định phải làm nhưng làm như thế nào cho hơp lý là điều cần
tính toán kỹ.
Thế nên ông cha ta có câu: “Dục tốc bất đạt”, tức có nghĩa cần
tiến chậm mà chắc mới đảm bảo cho một
xã hội ổn định và phát triển bền vững!
Quang Phúc