Việt Nam
là một quốc gia độc lập, tự chủ. Có được những điều đó, thế hệ cha ông ta đã đổ
nhiều xương máu và công sức xây dựng lên. Vũ khí chiến đấu mang lại thằng lợi
đó không chỉ là những khẩu súng, quả bom
hay những xe tăng, máy bay, mà còn là
những nhà báo, những nhà văn. Họ đã dùng
cây bút của mình như một vũ khí sắc bén chống lại những sự dối trá, sự gian ác
của kẻ thù xâm lăng.
Ảnh: Chúc
mững ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.06 (nguồn Internet)
Ngày 21
tháng 6 như một ngày để chúng ta có thể
tôn vinh những chiến công thầm lặng đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
vai trò của báo chí ngày càng quan trọng hơn. Báo chí sẽ là một kênh thông tin
cực kì gần gũi với người dân cả nước. Báo chí cũng là nơi gửi gắm những sự thật
của những nhà báo với độc giả. Đó còn là một niềm đam mê, là nghề nghiệp của
họ. Tôn vinh ngành báo chí, chính là mãi dũa cho “vũ khí” chống lại cái ác, cái
giả dối thêm sắc bén.
Bên cạnh
những mặt đã đạt được trong thời gian qua,
chúng ta cũng thấy có khá nhiều
nhà báo “trở cờ”, quay lại với lí tưởng, với những hoài bảo của người làm báo.
Biến cây bút của mình thành cái để tìm kiếm lợi nhuận, mưu cầu tư lợi. Đặc biệt là sự xuất hiện của
một số nhà báo có tư tưởng thoái trào, quay
lưng lại với cách mạng như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hữu Vinh,... một số tờ báo
cũng xa rời tôn chỉ như báo người cao tuổi,...
Chào mừng
ngày nhà báo Việt Nam, tôi cũng lên án
những con người đang dùng cây bút của mình chống lại sự bình yên của xã hội. Dùng
cây bút cho ra những bài viết sai sự thật như trên các trang báo của một số kẻ
cơ hội, của những tổ chức chống đối nhà nước đang trú ngụ ở bên ngoài. Cũng
thật đáng thương cho những con người này. Cây bút đã bị họ bẻ cong để nuôi cái
thân của họ. Vẫn biết trong cái thời kì kinh tế thì trường, cái gì cũng khó
khăn, nhưng không vì thể nhân cách con
người có thể trở nên rẻ mạt như thế. Thâm chí, đáng buồn hơn là việc bôi nhọ
hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trên các mặt dân chủ, nhân quyền.
Sự phát
triển của báo chí trong nước đã khiến cho một số kẻ ghen tị. Chẳng hạn như JP
Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam) đã phải thốt lên rằng: ““Làng báo “cách mạng VN” không có chỗ cho phóng viên điều
tra độc lập và báo chí “cách mạng VN” không có chỗ cho làm báo độc lập”. Nhưng xin khẳng định là, những con người đã không sống
được trong một tập thể thì không thể tồn tại khi sống độc lập được, và ông Nguyễn
Hữu Vinh cũng không hơn không kém, ở tập thể, ông không làm được gì, và thoát
khỏi tập thể, ông cũng chỉ có những bài báo mang tính chửi chế độ, mang tính ghen ghét những thành quả của các mạng.
Và người đời có câu “chó cứ sủa và dòng người vẫn đi”, quả đúng như thế, những
con người này đang tự biến mình thành một người dưng trên đường đời. Họ đang tự
ra rìa của xã hội. Điều đó thực là đáng thương, đáng nhục nhã.
Vây
nên, một người làm báo, không chỉ có tài, có khả năng, mà ở họ còn có đức độ,
còn có sự nhiệt huyết để toát lên lòng yêu nghề. Điều đó nói nghe rất dễ nhưng
không phải nhà báo nào cũng có thể làm được. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt
Nam (21/6/1925 - 21/6/2015), tôi hi vọng,
vũ khí chiến đấu cho cách mạng xã hội này sẽ càng trở nên sắc bén để phục
vụ cho lợi ích quốc gia Việt Nam và đảm bảo sự cân bằng trong xã hội.
Chúc mừng ngành báo chí đã bước
sang tuổi 90...
Niềm Tin