Việc bộ trưởng Nguyễn Bắc
Son đưa ra tuyên bố phải “nghiêm trị đối với việc sử dụng Facebook để nói xấu đảng
và Nhà nước” đã khiến cho nhiều nhà Zân chủ giật mình và lo lắng. Trong đó Zân
chủ Nguyễn Tiến Trung, bài phỏng vấn của y đã được đưa lên trang mạng, diễn đàn
của Zân chủ đó là BBC tiếng Việt.
Ảnh: Bộ trưởng
Nguyễn Bắc Son (nguồn internet)
Rõ ràng, chúng ta nhận
thấy một điều, những con người này đang lo sợ một điều gì đó. Phải chăng câu
nói của Bộ trưởng Truyền thông và thông tin Nguyễn Bắc Son đã đã động tới “việc
làm” lâu nay của những con người này.
Trước tiên phải khẳng định,
muốn tồn tại một cái gì trong cái xã hội này thì điều quan trọng nhất là phải
có sự quản lí, có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Mạng xã hội cũng
như thế, việc quản lí đó sẽ được công khai, cụ thể hóa thành các văn bản pháp
luật. Việc bộ trưởng có sự phát biểu như thế cũng chỉ là sự định hướng cho
tương lai để có thể quản lí tốt hơn mạng xã hội facebook.
Mặt khác, hiện nay, có
khá nhiều người lợi dụng sự phổ biến của facebook, biến nó thành kênh thông tin tuyên truyền chống
lại lợi ích dân tộc, chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiểu biểu có các
trang mạng như: Nhật kí yêu nước, Việt
Tân, danlambao vn, Việt Nam thời báo,…
việc tồn tại của những trang mạng này xuất phát tự việc quản lí của các cơ quan
chức năng còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Mặt khác, hiện nay, giới trẻ sử dụng
facebook quá nhiều, nhiều người còn quá trẻ, nhân cách còn chưa hoàn thiện, suy nghĩ của họ còn chưa chín chắn. Nếu tiếp
xúc với những con người suốt ngày dùng facebook để chửi bới Đảng và Nhà nước
như Nguyễn Lân Thắng, Ls Nguyễn Văn
Đài,…liệu nhân cách của chúng phát triển bình thường được không???
Nếu là người dùng
facebook một cách chính thống, không lợi dụng nó vào một vấn đề gì thì đương
nhiên, họ sẽ không lo lắng trước phát biểu của Bộ trưởng. Còn việc lý giải để
bác bỏ việc tăng cường quản lí của nhà nước đối với mạng xã hội là hoàn toàn
không có cơ sở. Lập luận của Nguyễn Tiến
Trung cho rằng: “cần phải phân biệt giữa
nói xấu, bôi nhọ với nói ra sự thật”. Đây là một lập luận hết sức thừa, làm gì có chuyện người ta xử lí nghiêm mà
không có căn cứ, không có cơ sở. Mặt khác, nếu cơ quan quản lí nhà nước không
phân biệt được nói thật với “nói xấu,
bôi nhọ” thì khi đó còn gì là quản lí nữa. Do vậy lập luận như thế này
là thừa.
Ngoài ra, y con lập luận
rằng “người dân phê bình đảng thì không thể quy chụp là nói xấu Đảng được”. Thế
này thì ông lại càng sai, người dân phê
bình, thì sẽ phê bình qua chính quyền, đảng viên sẽ phê bình qua các tổ chức cơ
sở Đảng. Còn việc phê bình trên facebook, đó hoàn toàn là sự “ném cát bụi tre”,
liệu những phê bình đó sẽ đến được với người có trách nhiệm không, hay chăng đó
chỉ là sự tự sướng của những con người đang có ý đồ chia rẻ khối đoàn kết dân tộc.
Do vậy, việc Zân chủ sợ
sự quản lí của nhà nước âu cũng có những lí do mang tính cá nhân ở đây. Việc họ
tiến hành chống Đảng, Nhà nước thông qua các bài viết là một nguồn thu nhập
chính của họ. Nếu như bị quản lí, đương nhiên,
túi tiền của họ bị ảnh hưởng, họ sẽ không được sự quan tâm của quan thầy
nữa. Hơn nữa, bao công đào tạo, tập huấn
để chửi lại chế độ của họ coi như bỏ xuống sống, xuống bể. Vậy họ lo lắng cũng
phải mà thôi….
Sự quản lí cũng là sự tự
do đấy Zân chủ à, có hiểu được cái tất yếu thì mới có tự do nhé.
Niềm Tin