Nhân ngày “tự do báo
chí” của Liên hợp quốc, một số tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức phóng viên
không biên giới (RFS), Ngôi nhà tự do (Freedom house), Liên minh Báo chí Đông
Nam Á (SEAPA)… đã công bố cái gọi là “phúc trình” hay “thông cáo” về “tình hình
tự do báo chí thế giới và khu vực 2015”, trong đó lại vẫn những luận điệu vu
cáo, xuyên tạc về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam và xếp Việt Nam vào danh
sách “quốc gia không có tự do báo chí”.
Freedom
House, SEAPA, RSF đang có cái nhìn méo mó về tự do báo chí Việt Nam
(Nguồn:
Internet)
Trong buổi họp báo,
ngày 01-5-2015, tại Washington, Mỹ, giám đốc Freedom House, David Kramer xiên xẹo
rằng: “Việt Nam không có một nền báo chí
tự do…”. Còn Kulachada Chaitipat, phụ trách công tác vận động của SEAPA thì
dựng chuyện “tự do báo chí ở Việt Nam
đang ngày càng tồi tệ…”, “Việt Nam là kẻ thù internet”. Chưa dừng lại,
David Kramer và Kulachada Chaitipat, … còn đơm đặt “Việt Nam kiểm soát và ngăn chặn
internet, vẫn bắt giữ và giam cầm các bloggers có tiếng nói đối lập…” hoặc “Việt
Nam tăng cường đàn áp các nhà báo và bloggers...”
Đây không hẳn không phải
là lần đầu Freedom House, SEAPA, RSF… dựng chuyện đơm đặt, phán xét hồ đồ, sai
lệch về tự do báo chí ở Việt Nam như vậy. Từ nhiều năm gần đây, họ đều có những
hành động công kích, đả phá thành tựu tự do báo chí ở Việt Nam, tạo cớ để các
phần tử xấu, phàn tử cơ hội, đám phản động lưu vong lợi dụng mở chiến dịch chống
Việt Nam. Những người có cách nhìn khách quan, đúng đắn về hoạt động báo chí ở
Việt Nam hẳn nhận ngay thấy hành động của Freedom House, SEAPA, RSF… là hoàn
toàn phiến diện, vu cáo, xuyên tạc sự thật. Sự thật, tự do báo chí ở Việt Nam
đã chứng minh rõ ràng điều này bằng những con số.
Thật vậy, tính đến
tháng 3-2015, ở Việt Nam có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề (tăng gấp
3 lần so với năm 1986), hàng nghìn phóng viên đang hoạt động báo chí đang chuẩn
bị đến thời hạn cấp thẻ, hơn 19.000 hội viên nhà báo, hàng nghìn phóng viên hoạt
động ở các cơ quan báo in với hơn 1.016 ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình
trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị truyền dẫn
tín hiệu truyền hình cáp, sản xuất 62 kênh truyền hình, trên hệ thống truyền
hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài, phục vụ gần 2,5 triệu
thuê bao trên toàn quốc. Internet ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển và quyền
tự do internet được đảm bảo. tính đến cuối tháng 2-2015, đã có hơn 30 triệu người
Việt Nam sử dụng internet, chiếm gần 40% dân số.
Theo kết quả nghiên cứu
Net Index 2011 công bố, internet đã vượt qua radio và báo in để trở thành
phương tiện truyền thông được sử dụng hằng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 200-2010, tỷ lê tăng trưởng người sử dụng internet ở Việt Nam đạt
hơn 12%/năm. Nếu tháng 12-2004, số hộ gia đình có máy vi tính chiếp 5,1% dân số
thì đến cuối năm 2010, tỷ lệ này đạt hơn 15%/ Theo tổ chức Liên minh Viễn thông
quốc tế (ITU), năm 2010, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử
dụng internet cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 31,06% dân số, đứng trước
6 nước: Phillipines (25%), Thái Lan (21,2%), Indonesia (9,1%), Lào (7%),
Campuchia (1,26%), Mianma (0,22%), vượt khá xa tỷ lệ trung bình của khu vực
Đông Nam Á (17,86%), khu vực chấu Á (17,27%) và thế giới (21,88%).
Những số liệu thống kê
nêu trên tự nói lên tình hình tự do báo chí ở Việt Nam được đảm bảo như thế
nào. Trong hoạt động thực tiễn, chưa bao giờ báo chí Việt Nam được phát huy quyền
dân chủ, hoạt động cởi mở, thông thoáng như những năm qua, báo chí luôn phát
huy quyền dân chủ rộng rãi, chủ động tham gia phản biện xã hội, đóng góp tích cực
vào việc hoạch định đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước và đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi quốc nạn tham nhũng và các tệ nạn,
tiêu cực xã hội. Báo chí Việt Nam thực sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ,
quyền tự do ngôn luận của người dân, đồng thời là một kênh thông tin quan trọng
phục vụ công tác lãnh đạo, quả lý, điều hành của Nhà nước, là cầu nối giữa Nhà
nước với nhân dân.. Báo chí Việt Nam không có “vùng cấm”, mà luôn phản ánh
trung thực, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, cả những mặt tích cực và tiêu cực,
cả tình hình trong nước và quốc tế.
Mỗi đất nước, mỗi quốc
gia, dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế động chính trị khác nhau. Thực tế ở
Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể từ
Trung ương tới địa phương, các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, các hội nghề nghiệp,
các tổ chức phi chính phủm các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo,
tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân Việt Nam, khi tham gia sinh hoạt, hoạt
động ở bất kì tổ chức nào cũng đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm
quyền được thông tin của mình. Bên cạnh tờ báo tiếng phổ thông (tiếng Kinh), ở
Việt Nam có nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xuất bản ấn phẩm bằng
tiếng dân tộc thiểu số hay xuất bản tờ báo dành riêng cho bà con dân tộc thiểu
số. Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam đã có hẳn kênh phát thanh,
truyền hình phát bằng nhiều thứ tiếng dân tộc như Mông, Khơ-me, Ê-đê, Jarai,
Bana, Xơ-đăng, Cho, Thái, Chàm, Dao, Mnông…. Không những thế, hiện nay Nhà nước
còn cấp miễn phí 18 tờ báo, tạp chí và 20 loại ấn phẩm chuyên đề, báo, tạp chí
dành riêng cho đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khan với tổng số lượng hằng
năm hơn 31 triệu bản.
Những thành tựu nổi bật
nêu trên là minh chứng rõ ràng rằng, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm
bằng hệ thống luật pháp, những cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi và được
thể hiện sinh động trong thực tế cuộc sống. Ý kiến của tổ chức “Phóng viên
không biên giới” (RFS) và một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho rằng Việt
Nam không có tự do báo chí là hoàn toàn vô căn cứ.
Nhà nước nào cũng quản
lý xã hội bằng hệ thống pháp luật, công dân hay người nước ngoài có hành động
vi phạm đã quy định trong văn bản pháp luật, đều có thể bị xử lý theo quy định
của pháp luật của nước sở tại là điều hết sức bình thường, hoàn toàn phù hợp với
luật pháp và thông lệ quốc tế. Việc Việt Nam bắt, xử lý những đối tượng lợi đụng
vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” có hành động chống đối chính quyền hoặc có hành
vi gây rối, vi phạm pháp luật Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Tuy
nhiên, Freedom House, SEAPA, RFS… lại vu cáo, cho rằng việc Việt Nam đàn áp, bắt
bớ “người bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh dân chủ”, bắt giam các blogger…
rồi can thiệp, kêu gọi đòi trả tự do cho những người này. Hành động đó chính là
sự cổ vũ, khuyến khích, kích động các đối tượng chống đối Việt Nam và can thiệp
thô bạo vào công việc của một quốc gia có chủ quyền.
Việt Nam là một quốc
gia có chủ quyền, đảm bảo quyền con người được quy định khá toàn diện, đầy đủ
trong hệ thống văn bản pháp luật của mình và ngày càng hoàn thiện. Những năm
qua, Việt Nam đã hợp tác, đối thoại, trao đổi thông tin liên quan với các nước,
các bên hữu quan về nhân quyền trên tinh thần hợp tác, thẳng thắn và hiểu biết
lẫn nhau; nhưng Việt Nam cũng không thể chấp nhận được những luận điệu vu cáo
trắng trợn, thiếu căn cứ như luận điệu của RFS và các NGO khác về tình hình báo
chí ở Việt Nam.
Ngọc Tuấn