Đây là bài viết của tôi về em Phạm Lê Vương Các, một sinh
viên sa ngã theo nghĩa thông thường, một sinh viên cá biệt về mọi khía cạnh nếu
nói sâu xa hơn. Đó là nhận thức nông nổi, sai lầm về tư tưởng chính trị. Chính
sai lầm đó đã khiến em có những hành động khác người như ủng hộ cặp đôi hoàn cảnh
Phương Uyên và Nguyên Kha trong vụ bị khởi tố vì hành vi chống chính quyền nhân
dân và một chuỗi dài những sai lầm nối tiếp sau này. Đó chính là hệ quả cho việc
ngày hôm nay, em uất hận khi không được trường Đại học kinh doanh công nghệ Hà
Nội nhận vào học.
Tôi đã đọc qua bài viết của Phạm Lê Vương Các trên Danlambao
và nhận thấy Phạm Lê Vương Các trên hết là một người cãi cùn, không hiểu một mối
liên hệ giữa giáo dục và chính trị. Em Các nói rằng em ấy có quyền học tập, chuẩn,
quyền đấy không ai được phép tước đoạt của em cả. Nhà nước này, chế độ này cũng
không tước đoạt của em nhưng chính những tư tưởng và hành vi thể hiện tư tưởng
của em đã làm ảnh hưởng đến xã hội, và hậu quả em không được tiếp nhận vào học
ngày hôm nay là bắt nguồn từ hành vi của em Các mà ra. Sẽ không một trường đại
học nào dám tiếp nhận một sinh viên mà dám mạt sát dân tộc, chửi bới đất nước,
kích động bạo lực cả. Sẽ không ai dám đào tạo ra một con người mà sau đó có thể
gây bất ổn cho xã hội, loạn lạc cho nhân dân, ly tán lòng người như vậy. Tóm lại
sẽ không có chế độ chính trị nào dám ươm mầm cho những chồi non mà một ngày nào
đó sẽ đào mồ chôn chính chế độ chính trị đó. Tôi cá rằng đó là sự thật. Ở các
nước tư bản sẽ không dung túng cho bất cứ kẻ nào học tập để rồi tìm cách lật đổ
lại chế độ tư bản cả.
Phạm Lê Vương Các (Ảnh: Internet)
Việc viện dẫn luật đó là điều cần thiết nhưng trong trường hợp
này một trường đại học dân lập cũng không dám nhận Phạm Lê Vương Các thì đó là
họ cũng mong muốn rằng môi trường họ đào tạo sẽ không bị tha hóa bởi một cá
nhân có tư tưởng lệch lạc, không muốn rằng ngôi trường mà họ khổ công xây dựng
sẽ bị sụp đổ bởi chỉ một cá nhân cá biệt. Liệu ai dám cho con cái mình học với
một người nếu như người đó đi ngược lại giá trị của đất nước, của dân tộc.
Trong bài viết của Phạm Lê Vương Các trên facebook cá nhân đã nói lên rằng Các
là một người có tư tưởng khác biệt, mong muốn phá bỏ lại những thành quả, giá
trị mà nhân dân, chế độ này đã xây dựng.
Trong bài viết của em, đúng hơn là kể lại một cuộc hội thoại
giữa em vào giáo viên trường Đại học kinh doanh công nghệ Hà Nội em đã cho rằng
“Bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể đứng trước cổng trường căng băng rôn phản đối
nhà trường bất chấp đạo đức và pháp lý ép buộc sinh viên nghỉ học vì lý do
chính trị. Bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể đứng trước cổng trụ sở của Bộ Giáo Dục
căng băng rôn đòi Quyền tự trị cho các trường đại học ở Việt Nam. Và bất kỳ lúc
nào, tôi cũng có thể gửi đơn khiếu tố sự việc này cho “Báo cáo viên Đặc biệt của
Liên hợp quốc về Quyền Giáo dục”, để đưa vấn đề này ra trước cộng đồng quốc tế.
Đây là một thói quen dọa dẫm và dựa dẫm vào quốc tế dễ thấy của những tên lưu
manh giả danh dân chủ. Không ai ép buộc em nghỉ học cả mà có chăng trường học
đang bài em, xã hội đang quay lưng lại với em vì sự cực đoan tư tưởng của em mà
thôi.
Trường Đại học không là tất cả, nhưng nó tạo cho con người tư
duy và những kiến thức chuyên ngành. Nó tạo ra một môi trường để con người có
kiến thức cho tương lai và buộc họ phải có suy nghĩ đúng đắn. Em Phạm Lê Vương
Các đã suy nghĩ sai lệch ngay từ đầu, cả tư tưởng và hành động của em đều phản
lại một nền giáo dục mà em đòi theo học. Như vậy có chăng em học sẽ không hiệu
quả và như đã nói sẽ chẳng ai dám cho một người theo học mà người đó sẽ là phản
đồ. Học kiến thức, học làm người, học vì
mình và quan trọng là học vì quốc gia, dân tộc nữa, đó là trách nhiệm của công
dân đối với xã hội, đối với giống nòi. Phạm Lê Vương Các có thể giỏi nhưng em sẽ
chỉ lạc long, bơ vơ khi em đi ngược lại với giá trị cốt lõi của đất nước, dân tộc
mình và mãi bảo thủ như vậy. Nếu không thay đổi, chắc chắn sẽ không một trường
Đại học nào dám nhận đào tạo em cả.
Quốc Thái