Những ngày qua thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng sau
cái chết thương tâm của em bé Syria trên đường đi tị nạn. Một câu hỏi lớn đặt
ra cho tất cả độc giả và người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới là vì sao
lại xảy ra thảm cảnh trên và nguyên xuất phát vì đâu khi bản thân các nước có
người tị nạn là các quốc gia đang trên tiến trình phát triển ổn định và GDP khá
cao. (Tính GDP trung bình theo đầu
người của Libya trong năm 2010 là 16.400USD, của Syria-4.620 USD, của
Tunisia-8.940 USD. Thậm chí, Tunisia còn được đánh giá là “sự thần kỳ
kinh tế” của Châu Phi, còn Libya được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2010
đánh giá là quốc gia có thành tích trong việc xóa đói giảm nghèo.).
Và câu trả lời cho hệ quả tất yếu diễn ra đó không gì khác ngoài chính sách dân
chủ-nhân quyền của Mĩ và các nước phương Tây thân Mĩ ban phát.
Trong những năm qua, Mĩ luôn tỏ ra đi đầu các nước và
cầm đầu các nước phương Tây thân Mĩ kêu gọi Nhân quyền, thực hiện nhân quyền
trên toàn thế giới và trên những quốc gia mà Mĩ muốn can thiệp vào thông qua lá
bài dân chủ - nhân quyền. Và thành quả kiến tọa hòa bình, dân chủ của cái kiểu
cách mạng dân chủ - nhân quyền do Mĩ và phương tây mang lại với một thành quả hết
sức to lớn: chết đói, bệnh tật, chiến tranh và xung đột nội tộc…
Trong những ngày gần đây, các nước châu Âu đang phải
“vật lộn” với làn sóng di cư bất hợp pháp và ồ ạt từ các nước Bắc Phi - Trung
Đông, xuất phát trước hết từ Libya. Đây là một nghịch lý cần có lời giải thỏa
đáng bởi cách đây 5 năm, các nước ở khu vực này được Mỹ và nhiều nước châu Âu ủng
hộ để tiến hành cái gọi là “cách mạng xã hội” được đặt tên rất mĩ miều là “Mùa
Xuân Arab”, với hàm ý sẽ mang lại hoa thơm trái ngọt, nhưng thực tế hoàn toàn
ngược ngại.
Từ những quốc gia đang phát triển bình thường, thậm
chí là rất thịnh vượng như Libya, Tunisia hay Syria và bước đầu hội nhập thành
công vào một thế giới đang thay đổi, thì sau khi trải qua “Mùa Xuân Arab” được
Mĩ và các nước phương Tây khai sáng, các nước Bắc Phi-Trung Đông đã lâm vào cuộc
khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa và an ninh, buộc
hàng triệu người dân phải ngậm đắng nuốt cay mà rời bỏ quê hương xứ sử để tìm
chốn nương thân, trước hết là tới châu Âu-nơi lâu nay được coi là “miền đất hứa”.
Nhưng chính những người di cư này không biết được rằng, những người dân ở “miền
đất hứa” hiện cũng đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa có lối thoát, chưa thể tự
cứu lấy mình, thì làm sao cứu được họ.
“Mùa Xuân Arab” đã khiến hàng chục triệu
người dân phải lâm vào tình cảnh khốn cùng trước nạn cướp bóc, giết người, khủng
bố, cuộc chiến huynh đệ tương tàn do xung đột sắc tộc và tôn giáo, buộc phải rời
bỏ đất nước và tạo ra làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác
trên thế giới.bHiện có nhiều quan điểm khác nhau, xuất phát từ nhãn quan chính
trị khi xem xét hiện tượng “Mùa Xuân Arab”,
nhưng nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế nhất trí cho rằng đó là cuộc
“thập
tự chinh trong thế kỷ 21” do một số nước phương Tây tiến hành để bình định
một khu vực địa-chính trị cực kỳ quan trọng đối với thế giới, gọi là “Trung Đông Lớn” và để thể hiện cái gọi
là “dân chủ”, “nhân quyền” và “cuộc sống ấm
no” cho người dân ở những quốc gia này?!
Vấn nạn lại càng thêm nhiều vấn nạn! Mùa xuân Arab bên
cạnh đã sản sinh ra vấn nạn giết chóc, chiến tranh triền miên, sự đói khổ và bạo
lực, khủng bố nay lại sản sinh thêm một tổ chức Nhà nước khủng bố Hồi giáo cực
đoan mới (gọi tắt là IS) – một nhà nước khủng bố nguy hiểm nhất thế giới dưới sự
giúp sức của Mĩ. Hiện nay, IS là hiểm họa số 1 đối với hòa bình và an ninh quốc
tế, đang gây bất ổn trên toàn khu vực Bắc Phi-Trung Đông và nhiều nơi khác trên
thế giới, đang đe dọa sinh mạng và cuộc sống của hàng chục triệu người dân ở
các nước Bắc Phi-Trung Đông. Một “thảm họa nhân đạo kép” nhìn từ làn
sóng di cư từ Bắc Phi-Trung Đông mà hệ quả của nó là “một bàn tay đầy nhân quyền” của Mĩ lẫn phương Tây nhào nặn và ban
phát.
Rõ ràng, “Mùa
xuân Arab” đang tạo ra thảm họa nhân đạo kép chưa từng có đối với các nước
Bắc Phi-Trung Đông. Một mặt, “Mùa Xuân
Arab” không hề mang lại dân chủ, cải cách, hay “các giá trị Phương Tây” mà
chỉ là sự đổ nát, nạn đói khát, cướp bóc, chết chóc và đau thương. Mặt khác, đó
còn là tấm gương phản chiếu sự vô nhân đạo, sự giả dối của Mĩ và phương Tây
trong việc giật dây, sách nhiễu và che đậy hành vi phi nhân đạo, phi nhân quyền
của mình. Đó là sự thực đập tan cái luận điệu nhân quyền - dân chủ của Mĩ và
các nước phương Tây thân Mĩ luôn muốn lợi dụng con bài dân chủ để đi gây hấn,
mượn cớ can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ngay khi bản thân mình
không hề có chút gì trong thành quả kiến tạo dân chủ và nhân quyền của mình.
Hiểu Minh