Cuộc chiến ở Syria đã
bước sang năm thứ 3, song chưa thấy có dấu hiệu kết thúc vì Tổng thống Bashar
al-Assad nhất quyết không chịu từ chức theo điều kiện của lực lượng đối lập.
Trong khi đó, phe đối lập, sau khi tập hợp thành một lực lượng đông đảo, lại nhận
được hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài, đã thành lập cái gọi là chính phủ
lâm thời. Nhưng rồi chính những người đúng đầu chính phủ lâm thời này lại tự
nguyện từ bỏ vị trí của mình khi nhận thấy dấu hiệu của sự can thiệp nội bộ đội
lốt chiêu bài dân chủ từ Mỹ và các nước phương Tây.
Người
chiu thiệt nhiều nhất vẫn là những người dân Syria vô tội.Ảnh: internet
Trong thời buổi kinh tế
khó khăn, bất chấp những quyết sách giảm lương, giảm biên chế, chính quyền
Washington vẫn dành một phần không nhỏ ngân sách phục vụ cho chính sách can thiệp
của mình. Cụ thể là, vào trung tuần tháng 4 vừa qua, Mỹ đã tiếp tục gửi thêm 10
triệu USD viện trợ trực tiếp cho các nhóm vũ trang ở Syria, nâng tổng mức hỗ trợ
hiện lên tới 70 triệu USD. Trong một chỉ thị gửi Bộ Quốc phòng, Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã đánh lừa dư luận bằng tuyên bố, Washington chỉ sử dụng hàng tồn
kho của các cơ quan chính phủ để cung cấp “hàng hóa và dịch vụ” không gây sát
thương cho các nhóm vũ trang ở Syria như thực phẩm và thuốc men. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: “Chúng tôi cần phải
đứng về phía những người muốn nhìn thấy một Syria tự do. Tình hình đang thực sự
cấp bách và chúng tôi không thể để đất nước ở trung tâm Trung Đông bị hủy diệt
bởi những người chuyên quyền”. Hàng hóa viện trợ sẽ được chuyển cho phe chống đối
thông qua hội đồng quân sự của họ. Song song với khoản tiền lớn vừa được chi,
chính phủ Mỹ còn dùng chiêu bài, nhờ các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ làm dự luật
cho phép Washington cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria... Tất cả động thái
này là những bước thay đổi cực lớn của Mỹ trong chính sách đối với cuộc xung đột
ở Syria.
Nếu xâu chuỗi các sự kiện
liên tiếp diễn ra ở Syria trong những năm qua, có thể thấy, Mỹ đã sử dụng ngón
đòn khá hiệu quả khi ban đầu không ra mặt trong các cuộc xung đột nhưng càng về
sau, sức ảnh hưởng của Washington lại càng lớn. Cùng vớí hai quốc gia đồng minh
khác là Anh và Pháp, Mỹ đã thực sự can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria theo
đúng cách mà nước này từng làm ở Libya và một số quốc gia Arab khác trong cái gọi
là "Mùa xuân Arab”. Và trong khí thế giới còn đang mải dõi theo cái gọi là
“sự cân nhắc của Mỹ về khả năng hỗ trợ trực tiếp cho phe đối lập ở Syria"
thì tại quốc gia Trung Cận Đông này, việc vận chuyển vũ khí cho lực lượng đối lập
bằng đường hàng không đang được tăng cường với sự giúp đỡ của Cục Tình báo
Trung ương Mỹ (CIA).
Tờ The Wall Street
Journal hồi cuối tháng 3 dẫn nguồn tin cho biết, CIA dã phái một số đặc vụ đến
Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua đó các chiến binh đối lập Syria nhận được vũ khí từ các
nước vùng Vịnh. Từ các văn phòng nằm ở những địa điểm bí mật ở Trung Đông, các
nhân viên CIA đã giúp các chính phủ Arab mua vũ khí để cung cấp cho quân nổi dậy
Syria. Từ tháng 11 -2012 đến nay, đã có 3.000 tấn vũ khí (do Arab Saudi trả tiền
theo yêu cầu của Mỹ) được vận chuyển từ sân bay Zagreb (Croatia) đến Jordan để
chuyển cho quân nổi dây Syria. Ngoài ra, các quan chức CIA cũng đang cộng tác với
đặc nhiệm Iraq, nổ lực chặn bớt dòng chiến binh cấp tiến cực đoan tử các nước
xung quanh tràn vào Syria. Đồng thời, các chuyên gia CIA cùng với Anh, Pháp và
Jordan đang huấn luyện cho các chiến binh của “Quân đội Syria Tự do". Ngoại
trưởng John Kerry mới đây cũng không giấu giếm sự thật là thông qua CIA,
Washington sẽ tìm mọi cách để trang bị vũ khí cho các tổ chức và phong trào đối
lập được phương Tây ủng hộ, đang chiến đấu chống các lực lượng của Tổng thống
Bashar al- Assad. Theo đó, đây là một chiến dịch hậu cần quân sự bí mật được
lên kế hoạch và phối hợp rất chặt chẽ giữa Washington với các chỉ nhánh của CIA
tại khu vực, cũng như giữa các chi nhánh này với các nước Arab và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trớ trêu thay, trong khi vừa tiến hành đấu tranh chống khủng bố, vừa vũ trang đến
tận răng cho các tổ chức cực đoan có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda, vừa
hậu thuẫn phe nổi dậy ở Syria, chính quyền Washington vẫn liên tục đưa ra những
cảnh báo về mối nguy hiểm do quốc gia này đã trở thành mảnh đất màu mỡ của chủ
nghĩa cực đoan.
Suốt 3 năm qua, bên cạnh
cuộc chiến đầy khốc liệt với những màn đọ súng đẫm máu và các cuộc đàm phán
liên miên, cuộc chiến ở Syria còn chứng kiến cả một chiến dịch truyền thông rầm
rộ. Phải nói rằng, Mỹ và các quốc gia phương Tây là bậc thầy trong việc tạo dựng
hình ảnh không tốt về đối phương. Bằng chứng là trong 800 ngày qua, Syria hiện
lên dưới ngòi bút của các tay viết lão luyện đến từ những tờ báo hàng đầu Mỹ và
châu Âu thật đáng sợ với vũ khí hóa học, vũ khí hủy diệt và cả cuộc sống nghèo
đói. Để thêm gia vị vào những hình ảnh sinh động này, báo chí phương Tây cũng
khá khôn khéo khi viết bài theo lời kể của những binh sĩ đào ngũ khỏi quân đội
Syria. Tất cả chỉ nhằm mục đích tối cao là làm lung lay uy tín của chính quyền
Damascus, bôi nhọ hình ảnh Tổng thống Bashar al-Assad và tạo dựng cái nhìn
thiên lệch về chính phủ Syria hiện thời. Thậm chí, Mỹ, Anh và một số tổ chức
nhân quyền khác còn gửi lên LHQ những báo cáo đáng kinh ngạc về việc sử dụng vũ
khí hóa học ở Syria.
Sự phản đối manh mẽ từ chính
quyền Damascus và hai cường quốc Nga, Trung Quốc - Thành viên Thường trực của Hội
đồng Bảo an LHQ - khiến Anh, Mỹ không còn cách nào khác, phải đưa ra cái gọi là
bằng chứng xác thực về vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc xung đột ở Syria.
Tờ Times của Anh cho biết, các nhà khoa học quân sự nước này đã lấy một mẫu đất
từ khu vực gần thủ đô Damascus của Syria và mang về một cơ sở nghiên cứu sinh
hóa của Bộ Quốc phòng Anh tại Porton Down để tiến hành xét nghiệm. Chỉ có điều,
trong các báo cáo gửi lên LHQ Mỹ, Anh đều cáo buộc quân đội chính phủ Syria đã
sử dụng vũ khí hóa học. Còn kết quả xét nghiệm thì lại không phân biệt được liệu
vũ khí này được quân đội chính phủ hay lực lượng nổi dậy sử dụng và liệu chúng
có được sử dụng bữa bãi hay không.
Dư luận quốc tế suýt nữa
sẽ hiểu lầm về cuộc chiến ở Syria nếu không có sự đấu tranh của Nga, Trung Quốc,
chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad và cả những tuyên bố mới nhất từ phía lực
lượng nổi dậy. Câu chuyện bắt đầu từ hồi cuối tháng 3 khi lãnh đạo Liên minh Đối
lập quốc gia Syria được liên đoàn Arab (AL) công nhận là đại diện hợp pháp duy
nhất của Syria, ông Moaz Al-Khatib thể hiện sự tức giận và thất vọng trước hành
động của các cường quốc phương Tây khi tham dự cắt băng khánh thành “Đại sứ
quán đầu tiên” của tổ chức ở Qatar. Phát biểu thẳng thắn trước báo giới, ông
Moaz Al-Khatib cho biết, ông ngạc nhiên bởi sự từ chối phũ phàng của Mỹ cũng như
NATO với lời đề nghị của phe nổi dậy Syria về việc triển khai tên lửa Patriot để
bảo vệ họ. Trước đó, ông Moaz Al-Khatib đã yêu cầu Mỹ và NATO mở rộng cái ô tên
lửa hiện đại Patriot nhằm giúp che chở cho lực lượng nổi dậy ở những khu vực miền
bắc đang thuộc quyền kiểm soát của họ trước những cuộc tấn công mạnh mẽ bằng
máy bay và trực thăng chiến đấu của Không quân Syria. Cả Mỹ và NATO ngay lập tức
đều tuyên bố không có ý định can thiệp quân sự vào Syria nhưng đằng sau đó thì
họ lại tự tiện thực hiện kế hoạch của riêng mình. Chưa hết, ông Moaz Al-Khatib
còn đặt câu hỏi về thái độ phớt lờ, quay lưng với những lời đề nghị, cầu cứu từ
lực lượng nổi dậy Syria của Mỹ và các nước phương Tây. Một số thủ lĩnh cấp cao
khác của lực lượng đối lập Syria còn cáo buộc Mỹ và các nước phương Tây chỉ nói
mồm chứ không hành động cụ thể. Theo họ, những gì mà Mỹ và các nước phương Tây
trợ giúp lực lượng đối lập trong thời gian qua chỉ phục vụ mục đích can thiệp
vào cuộc chiến ở Syria để từ đó dùng bình phong “dân chủ” cho những mưu toan
khác. Vì thế, lực lượng đối lập Syria đến nay vẫn là một tổ chức lỏng lẻo, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, chia rẽ. Đáng lo ngại hơn là sự trà trộn của các chiến
binh Hồi giáo cực đoan, các thành phần khủng bố trong lực lượng nổi dậy Syria.
Và những thành phần này, dưới bàn tay nhào nặn của CIA và các cơ quan tình báo
khác đang ngày càng trở nên mạnh hơn, có ảnh hưởng hơn trong phe nổi dậy Syria.
Bản thân Moaz Al-Khatib tuy được giao quyền là người có vị trí cao nhất trong lực
lượng đối lập Syria song lại không có thực quyền và không được quyền quyết định,
chi là con rối do Mỹ và phương Tây giật dây nên chỉ 4 tháng sau khi nhậm chức,
ông đã tuyên bố từ chức. Moaz Al-Khatib còn lập luận rằng ông sẽ tự do làm việc
hơn khi không ở trong bắt cứ định chế chính thức nào.
Nhiều nhà phân tích nhận
định, ông Moaz Al-Khatib từ chức vì Mỹ đã ép thành viên cấp cao của lực lượng đối
lập bầu chọn doanh nhân có quá trình học tập ở Mỹ Ghassan Hitto làm Thủ tướng
lâm thời cho các khu vực của Syria do phe nổi dậy nắm giữ. Thực chất là Mỹ muốn
ông Ghassan Hitto trở thành người giám sát các hoạt động của liên minh đối lập
và có thể lấn quyền ông Moaz Al- Khatu khí cần thiết. Vì thế, không chỉ ông
Moaz Al-Khatib mà phần đông thành viên cấp cao của phe đối lập, đặc biệt là nhóm
Quân đội Syria Tự do không thừa nhận ông Ghassan Hitto là Thủ tướng... Theo
hãng AP, ông Ghassan Hitto thực ra là một con chốt của nhóm Huynh đệ Hồi giáo của
Syria và các quyền lực bên ngoài như Qatar. Một khi ông Ghassan Hitto nắm được
quyền chủ chốt trong liên minh đối lập khi các nhóm đối lập trong nước của
Syria chẳng còn vai trò gì và công cuộc đấu tranh của họ cũng bị biến thành cuộc
chiến giành giật quyền lực giữa chính phủ và các thế lực bên ngoài. Trong trường
hợp đó, chiêu bài dàn chủ thực chất chỉ là để xâm chiếm Syria một cách nhanh gọn
và hợp thúc mà thôi.
Trong cái mớ rối như
bòng bong ở đất nước Syria này, người chiu thiệt nhiều nhất vẫn là những người
dân Syria vô tội. Vì vậy “dân chủ không phải can thiệp vào công việc nội bộ của
một quốc gia có chủ quyền”.
Đối với Việt Nam, thời
gian qua, mặc dù quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ và các quốc gia trên thế giới ngày
càng sâu rộng, nhưng Mỹ và một số nước Phương Tây vẫn dung túng và hậu thuẫn
cho bọn phản động, thông qua việc hoạch định, chỉ đạo đường lối hoạt động, hỗ
trợ tài chính, huấn luyện, đào tạo lực lượng thông quan các tổ chức phi chính
phủ, trung tâm huấn luyện(NED, ICNC, NGOs..); can thiệp, gây sức ép khi ta bắt,
xử lý số đối tượng chống đối. Hằng năm, Quốc hội Mỹ dự chi 50 triệu USD để thúc
đẩy tự do Internet, trong đó Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố chi 25 triệu USD/năm để
bảo vệ các “blogger đang bị ngăn cấm hoạt động”(trong đó có Việt Nam) … tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động của đối tượng phản động chống chính quyền
đương nhiệm.
Đối với số đối tượng chống
đối trong nước, Mỹ và một số nước phương Tây tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ,
nhân quyền để gây sức ép , tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam; nhiều
lượt cử các phái đoàn ngoại giao, nhân viên ngoại giao tiếp xúc, gặp gỡ số đối
tượng chống đối trong nước, tập trung vào số đối tượng cầm đầu, cốt cán, từng
có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia như Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng
Sơn, Nguyễn Quang A, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân … để thu thập thông
tin, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền, thực chất đây là hành vi cổ
vũ, hậu thuẫn cho số đối tượng chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Hải
Trang