Người buôn giáo là một
bút danh của một nhơn sĩ có nhiều bài viết “phân tích” về tính hình biến động
xã hội Việt Nam. Đồng thời có sự đả kích nhằm chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc
ở Việt Nam.
Trong bài viết “gay gắt quyền kiểm soát truyền thông” của
y được đăng lại trên trang anhbasam, y đã có bài “phân tích” thực sự gây chú ý.
Không rõ là may mắn hay không, tôi đã được đọc qua bài viết này. Tôi nhận thấy, tác giả “nguôn buôn gió” đang thực sự thiếu
“gió”, chính nó mà biến ông thành tâm điểm của “cơn bão” thông tin trong cộng đồng
nhơn sĩ dân chủ.
Xem qua nội dung của
bài viết có thể nhận thấy, tác giả đang muốn phân hóa nội bộ của chính quyền, đặc
biệt là nội bộ của bộ thông tin truyền thông, một cơ quan có vị trí quan trọng
trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận, ngăn chặn những luồng thông
tin “bẩn” từ ngoài xã hội đến với công dân Việt Nam, đồng thời là cơ quan quản
lí hoạt động thông tin, truyền thông của Việt Nam, đảm bảo hoạt động được xuyên
suốt. Cụ thể, cá nhân ông đưa ra quan điểm cho rằng hiện trong bộ thông tin
truyền thông đang có sự đấu đá cho vị trí của bộ trưởng đó là Thứ trưởng Trương
Minh Tuấn, ông Nguyễn Mạnh Hùng – ông chủ Viettel và ông Trần Bình Minh – ông
chủ của VTV. Mặc dù ông chẳng là người trong nội bộ, cũng chẳng là thần thánh
gì….-à>>
Thánh phán.
Nguyên nhận của việc
ông đưa ra thông tin như thế là dựa vào bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện
đại hội đại biểu các cấp, bầu lại các vị trí chủ chốt trong trung ương cũng như
địa phương. Việc chia rẻ nội bộ bằng lời văn sắc nhọn đó sẽ đánh vào niềm tin của
nhân dân, làm gia tăng hoài nghi vào sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đúng với âm mưu thâm độc trong chiến lược “diễn
biến hòa bình” của Mĩ và các nước tư bản cầm đầu.
Ảnh: “Người buôn
gió” chém gió tuyệt đỉnh (Ảnh: Internet)
Mặt khác “người buôn
gió” đó đã nhìn nhận sai lầm về cơ chế bầu ban lãnh đạo nhà nước, cũng không hiểu
quy trình của việc chọn lựa lãnh đạo. Chính điều đó đã khiến ông lộ mục đích thứ
hai là đả động tới mối quan hệ của bí thứ thành ủy Hà Nội và thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Một mối quan hệ bình thường, không có sự mâu thuẩn hãy không có một vết
gì trong quá khứ. Đây cũng là hai con người đã thể hiện được tên tuổi trong quá
trình công tác của mình. Vậy đã kích bấy nhiêu con người trong bộ thông tin
truyền thông chỉ là kép phụ, cái chính là chia rẻ đoàn kết trong quan hệ cấp
trung ương với các tỉnh thành mà cụ thể là với thành phố Hà Nội, thủ đô, trung
tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Ông đã già và rất khôn, khôn tới mức
mà người ta không nhận ra việc đưa ra những căn cứ đó là hướng người đọc tới một
đích cuối cùng như tôi đã trình bày.
Bên cạnh đó, việc dùng
từ “kiểm soát truyền thông” cũng đã mặc nhiên gây ra sự phản cảm đối với người
đọc về bộ thông tin truyền thông. Nó cũng sai với chức năng nhiệm vụ của bộ
này. Bởi lẽ, bộ thông tin truyền thông là một cơ quan chức năng quản lý thông
tin và truyền thông, nó khác hoàn toàn với kiểm soát. Người đọc có thể thấy được
ý đồ trong việc này là quá rõ ràng rồi.
“Người buôn gió”, tuy
đã có tuổi, tuy không có vị trí gì trong cơ cấu tổ chức của chính quyền, nhưng
ngược lại, y lại là một mắt xích quan trọng trong cái gọi là “tiến trình dân chủ
hóa” ở Việt Nam của những “dân chủ cuội”, tay sai cho cái “dân chủ” kiểu Mĩ.
Chính thiếu gió đã biến
ông thành một công cụ, biến bài viết ông trở thành một thủ đoạn phá hoại sự
đoàn kết của dân tộc. Đã bao giờ ông nghĩ lại những gì mình viết, những gì mình
làm và hơn hết là nghĩ cho cảm nhận của người đọc. Xa hơn là nghĩ cho đất nước
này, nghĩ cho dân tộc Việt, vị thế người Việt trên quốc tế. Người Việt cần một
xã hội yên bình, ổn định để có thể chắp cánh ước mơ, chắp cánh tương laic ho
chính người Việt. Người Việt cũng thừa hiểu được những nỗi đau chia cắt, nỗi
đau lệ thuộc, nỗi đau của một thuộc địa từ trong quá khứ.
Niềm Tin