Khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng của con người. Sự khiêm
tốn sẽ tạo ra động lực cho con người vươn lên trong cuộc sống. Khiêm tốn cũng tạo
cảm giác thoải mái cho ngừời tiếp xúc với mình. Tuy nhiên, khiêm tốn cần chân
thành và khiêm tốn giả tạo sẽ khiến cho người khác cảm thấy ghê sợ.
Và tôi hiện cũng đang cảm thấy ghê sợ với ông Nguyễn Thanh Giang, một
trong những cây bút “dân chủ” có tiếng nói. Thời gian tới, có khả năng ông sẽ
cho ra cuốn tự truyện “người đội số phận”. Tuy nhiên, để quảng cáo cho tác phẩm
đầu tay này, ông đã không ngần ngại dùng thủ đoạn giả khiêm tốn, lấy lòng tin người đọc. Đọc qua bài viết được
đăng trên badamxoe mà tôi thấy phát ớn.
Kiểu
giọng điệu như: “Cách đây mươi năm đã có
một số người giục tôi viết hồi ký, nhưng tôi lần lữa mãi vì e rằng tôi chỉ có
thể viết chính luận và làm thơ chứ viết văn thì không hấp dẫn được người đọc”,
“làm sao có thể đựng được trong 500 trang” và cuối cùng tôi đã…. hoàn thành
cuốn tự truyện. Không những thế, tiêu đề bài viết “Hồi ký của tôi thì ảnh hưởng
gì tới đại hội đảng?” nhưng
trong bài viết lại nói tới vấn đề trong thời gian tới sẽ tổ chức tọa
đàm về cuốn sách. Và hơn thế là bịa đặt chuyện có người tới khuyên ông không
nên tổ chức buổi tọa đàm,…
Vậy, sự khiêm tốn bước đầu của một con người từng được Hoàng Minh Chính,
Trần Khuê, Hà Sĩ Phu khen ngợi về khả năng viết lách. Một người từng giữ vị thế là đầu mối của mọi trung chuyển dân chủ trong
ngoài bởi những hiểu biết kỹ thuật internet, khả năng ăn nói, và có mối quan hệ
với hầu hết những người có tư tưởng "dân chủ" trong nước. Các
tổ chức, cá nhân bên ngoài muốn kết nối, hậu thuẫn cho các "lều dân chủ"
trong nước đều muốn thông qua NTG cho “tiện lợi”.
Câu nói, “không hấp dẫn người đọc” có phải là quá khiêm
tốn không??? Hay ông đang xem nó là đúng sự thật, rằng, bài viết của ông chỉ hấp
dẫn những người biết “dân chủ”, “nhân quyền” chứ với số đông trong xã hội thì
không được tiếp nhận.
Nguyễn Thanh Giang nên xem lại cuốn sách
này (Nguồn: Internet)
Lạm bàn thêm tí về tác phẩm của Nguyễn Thanh Giang, chúng
ta có thể nhận thấy, về mặt xã hội, nó không mang lại một ý nghĩa gì. Mặt khác,
Nguyễn Thanh Giang cũng là người từng có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, con
mắt nhìn đời, nhìn xã hội đã bị méo mó. Liệu, tính chủ quan của ông có biến những
tác phẩm của ông viết thành những tác phẩm chống nhà nước cực đoan không??? Bên
cạnh đó, việc công nhận cho tác phẩm của ông sẽ do ai phụ trách. Tôi nghĩ rằng,
đây sẽ là một phiên bản “Đèn cù” thứ hai và tiếp tục là sản phẩm tuyên truyền
chống nhà nước Việt Nam mà thôi. Nó sẽ không thể có ý nghĩa về mặt xã hội.
Sau đây, trang tin kênh Việt Nam xin được trích lại một
số thông tin về Nguyễn Thanh Giang cho bạn
đọc được hiểu rõ:
“Nguyễn
Thanh Giang, sinh ngày 6/7/1936, tại Hoằng Đức, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Là tiến
sỹ tự phong, và đang là cán bộ hưu trí. Hiện nay đang sinh sống tại số nhà 6-
Khu tập thể Địa Vật Lý máy bay - Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
Tiến
sĩ Giang có bố tên Nguyễn Như Bá sinh năm 1913 là người của chính quyền cộng
sản cài vào Miền Nam và sau đó đưa sang Mỹ nắm tình hình theo kiểu hoạt động
tình báo, “cài cắm vào nội bộ đich”, mẹ Ngô Thị Nhung, vợ Nguyễn
Thị Tuyết Mai, sinh ngày 01/11/1943 cán bộ hưu trí của Việt nam, cùng quê Hoằng
Đức, Hoằng Hoá, Thanh Hoá, các con của ông Giang gồm: Nguyễn Giang Vũ, sinh năm
1967, Nguyễn Thị Mai Thuỷ, sinh năm 1971 hiện nay cũng là cán bộ trong bộ máy
công chức của chính quyền Việt Nam.
Nguyễn
Thanh Giang đã đỗ Primaire, Năm 1952, ông khai tăng tuổi để được vào biên chế
nhà nước và được bổ làm giáo viên dạy học ở Hoằng Đức, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Từ
1953 – 1955: Ông là giáo viên dạy học tại Thanh Hoá. Từ 1955 – 1962: học cấp 3
và Đại học Tổng hợp tại Hà Nội. 1962, tốt nghiệp khoa Lý –Toán Đại học Tổng hợp
Hà Nội, và được phân công công tác tại Vụ Kỹ thuật Tổng cục Địa chất Bộ Công
nghiệp nặng. Từ 1996 nghỉ hưu.”
Niềm
Tin