Trong thời gian tới, Nguyễn Thanh Giang, một trong những con người
“trở cờ”, thay đổi lí tưởng, lập trường sẽ cho ra tác phẩm tự truyện “người đội số phận”. Đây là tác phẩm
được ông viết nhằm kể lại những chuyện đời tư, những câu chuyện đời của chính
ông – một con người đã mất lí tưởng sống.
Nguyễn Thanh Giang hiện
đang sống những năm tháng cuối đời, tuy nhiên, chính thời gian này, khiến ông đang bất cần đời. Đáng lí ,ở cái tuổi
này, ông phải thể hiện mình là một tấm gương thì ông lại ngược lại. Ông không xứng
đáng làm tấm gương cho con cháu noi theo (có thể tham khảo bài viết “Nguyễn
Thanh Giang – có cần phải khiêm tốn thế không”). Ông từng được thế lực bên
ngoài chấm chọn là một trong những đầu mối để liên lạc, phân phối tiền bạc, vật chất để trang trải cho các hoạt động chống
đối trong nước. Chính ông cũng là con người đã phản bội lại tổ tiên của mình.
Tuổi già nhưng ông không thanh đạm tí nào.
Ảnh: Nguyễn Thanh Giang giới thiệu sách tự truyện tại gia (Nguồn
Internet)
Với tác phẩm “người đội
số phận” hiện vẫn chưa được phát hành, tuy nhiên, đó là sản phẩm của con người
phai nhạt lí tưởng, một con người lạc mất con đường ở phần cuối cuộc đời, tôi
tin sẽ có nhiều vấn đề để nói. Tuy nhiên, chúng ta hãy còn nhớ tới Trần Đỉnh, một
tri thức tại ngoại, một trí thức cũng phai nhạt lý tưởng và trở cờ ở những năm
cuối đời. Mới đây ông cũng cho ra tác phẩm “Đèn Cù” với nhiều nội dung xuyên tạc
sự thật lịch sử, xuyên tạc lãnh tụ của chúng ta, đồng thời tác phẩm xuất bản
“chui” đó cũng được giới “dân chủ” tung hô mạnh mẽ trong đó Thanh Giang cũng
không năm ngoại lệ. Chính bởi thế, vết xe đổ của “đèn cù” sẽ là một lời cảnh tỉnh
cho chính Thanh Giang trong việc viết cuốn tự truyền của mình. Chúng ta không
có quyền cầm người khác viết về bản thân, nhưng khi viết lên tác phẩm thì không
phải cho cho mình từ đọc, còn có cả xã hội bên ngoài, nó phải đưa các sự kiện
có thực, để khi xâu chuổi với hoàn cảnh xã hội đương thời nó hợp lí, nó không bị
sai lệch.
Tôi vẫn biết, Thanh Giang
là một cây bút “xuất sắc” từng được những nhà “dân chủ” khen ngợi. Ý tưởng viết tự truyện của ông có thể được
cóp nhặt tự Trần Đĩnh, từ tác phẩm “đèn cù” nhưng đừng quay lại vết xe đổ, biến
một tác phẩm đầu tay về cuộc đời mình thành tác phẩm xuất bản chiu, không được
công nhận. Việt ra, rồi cái đám “dân chủ cuội” lại tự sướng với nhau, khen cho
nhau. Ông cũng nên học hỏi theo nhật kí ĐẶNG THÙY TRÂM, một người tuy không giỏi
văn chương, nhưng cuốn nhật kí đó, cũng viết về những hoạt động đời thường thôi,
vậy mà nó có giá trị nhân văn là thế. Đương nhiên, giá trị nhân văn ở đây phải
được hiểu là “tính giáo dục” của nó, chứ không phải là xem nó bán có chạy hay
không…
Là một người đọc, tôi
cũng mong muốn ở ông có thêm những tác phẩm hay cho đời, thêm những bài học về cách sống cho thế hệ sau. Đồng thời,
tôi cũng mong muốn ông không đi lại vết xe đổ của một người đi trước và biến
mình thành tên hề trong phát ngôn, trong
giao tiếp hằng ngày. Vì ông vẫn là một bộ phận của xã hội, chính ông phải ý thức được trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng xã hội chứ không thể vì có tuổi, có kiến thưc rồi có
hành động xem thường, coi khinh được. Mong tác phẩm sắp tới sẽ biến những lỗi lầm,
biến con người ông thành công dân có ích thực sự, đừng theo cái “dân chủ” suông
mà người Mĩ nó truyền bá vào Việt Nam nhằm gây hấn về chính trị và ép buộc Việt
Nam phải lệ thuộc.
Niềm Tin