Tháng 11, nó không là những năm tháng của những sự kiện lịch sử lớn của
đất nước nhưng khi tháng 11 về, nếu ai đó còn nhớ sẽ dẫn ta đến suy nghĩ về
những cái chết cách đây hơn 50 năm về trước. Những cái chết của người đứng đầu
các chế độ, những thể chế mà thời bấy giờ đang bị thế giới đả đảo, lên án kịch
liệt. Cái chết của tổng thống Mỹ Kenedy và tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô
Đình Diệm, những sự kiện đã làm rúng động thế giới thời bấy giờ.
Ảnh Ngô
Đình Diệm (nguồn: Internet)
Nhớ về hai cái chết của hai chính trị gia, chúng ta tạm gọi là một của
nước Mỹ và một của Ngụy, chế độ được dựng nên bởi Mỹ và phục vụ nước Mỹ. Hai
cái chết chóng vãnh và ồn ào bởi những tranh đấu quyền lực trong hai thể chế
tương đồng và đầy tham vọng. Những cái chết cho thấy bản chất tanh máu của hai
chế độ này.
Trước hết, cái chết của Ngô Đình Diệm, một cái chết mà theo lịch sử đánh
giá là nhân quả do ông tạo ra, ông xứng đáng với một cái chết do ông tự tạo
lấy. Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông bị đảo chính và ông bị giết vào ngày
02/11/1963. Một cái chết đánh dấu cho sự thật bại toàn diện về công danh và sự
nghiệp của một chính khách bù nhìn đang đam tâm theo Mỹ để chia cắt đất nước
lâu dài. Ngô Đình Diệm, người gặp thời được Mỹ dựng lên với mưu đồ sử dụng làm
con bài để chiếm Việt Nam, phục vụ những lợi ích chiến lược của Mỹ tại Đông Nam
Á. Ngô Đình Diệm và đám lâu la đã xây dựng được một hệ thống quyền lực khát máu
bậc nhất thời điểm đó. Với hệ thống đạo luật sắt máu như luật tháng 10 năm
1959, hệ thống nhà tù như Côn Đảo nơi được ví với địa ngục trần gian, hệ thống
mật vụ sẵn sàng đàn áp, giết chóc bất cứ lúc nào…Nhưng cái quan trọng nhất, đó
là Ngô Đình Diệm đã không hợp lòng dân, từ cách đạt được quyền lực cho đến các
chính sách. Ngô Đình Diệm, thực ra là tay sai của Mỹ, khi y không thực hiện
đúng ý chỉ của Mỹ, thì số phận của y đã được quyết định trong phút chốc bởi một
cuộc đảo chính quân sự. Và cuối cùng chính những kẻ đã từng theo hắn lại quay
súng chĩa vào đầu hắn và bóp cò, một cái chết bi thảm phúng điếu cho nền đệ
nhất cộng hòa.
Còn Jonh Kenedy, tổng thống thứ 35 của Hòa Kỳ, người đã tử nạn bởi ám sát
vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Đây là cái chết do nhân quả của hành động của
ông nhưng ông là nạn nhân của một chế độ mà quyền lực, tiền bạc được đặt lên
cao nhất, đã có rất nhiều giả thuyết đặt ra cho cái chết này. Nhưng suy cho
cùng đây là một cái chết do những chính sách mà Kenedy đã thi hành, đụng chạm
đến quyền lợi của quá nhiều thế lực, trong đó có các thế lực dầu mỏ, tài chính,
thế lực xã hội đen và cả sự bắt tay của các chính trị gia khác. Cho thấy, ở tư
bản, hệ thống quyền lực được nó tạo ra để phục vụ các thế lực tài phiệt song
hành với chính trị hơn là một quyền lực để bảo vệ quyền lợi số đông.
Ảnh Jonh
Kenedy trước khi bị ám sát (nguồn: Internet)
Tuy hai cái chết được nêu trên có rất nhiều sự khác nhau nhưng diễn ra
rất gần thời điểm với nhau, luôn để lại cho chúng ta những ấn tượng. Ngô Đình
Diệm, chết bi thương bởi chính những kẻ phản bội đã từng là thuộc hạ của ông.
Đó là hậu quả cho một kẻ cõng rắn cắn gà nhà. Còn Kenedy, một vị tổng thống là
niềm hy vọng le lói của nhân dân lao động Mỹ nhưng lại quên đi sứ mệnh phục vụ
tầng lớp cai trị trong xã hội Mỹ mà phải bỏ mạng một cách oan uổng. Hai cái
chết sẽ mãi đi vào lịch sử như những sự nhắc nhở muôn đời.
Quốc Thái