Myanmar, một quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á, được nhắc đến nhiều trong gần
đây bởi nền chính trị đang dần được thay đổi mà theo như khái niệm thì đó là
chuyển sang nền chính trị dân chủ. Và một lần nữa, cái tên Myanmar lại gây rúng
động nền chính trị quốc tế khi mà vừa qua cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã được
thực hiện. Theo tiên đoán, Đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) đối lập của bà
Aung San Suu Kyi thắng áp đảo và sẽ giành quyền thành lập chính phủ mới. Một
bước tiến dân chủ, nhưng khi nhìn mặt khác của vấn đề, liệu Myanmar có dễ tiến
đến dân chủ một cách nhanh chóng như vậy.
Bà
Aung San Suu Kyi (nguồn: Internet)
Myanmar đã từng là một quốc gia khép kín nhất Đông Nam Á và trên thế giới
chỉ đứng sau Triều Tiên khi mà quốc gia này được xây dựng trên nền tảng một chế
độ dựa trên chính quyền quân sự quản lý từ năm 1992 đến nay. Một nền chính trị
ngột ngạt, thiếu vắng sự hội nhập quốc tế đã khiến Myanmar tụt hậu trong nhiều
năm. Vì vậy, sự mở cửa, đón nhận dân chủ đã và đang là một ngọn gió mới, nhưng
liệu đây có thể coi là một ngọn gió thần thúc đẩy Myanmar phát triển về mọi mặt
hay không? Tác giả xin đưa ra một khẳng định rằng, dân chủ mà Myanmar vừa được
hưởng và đón nhận sẽ không hẳn là một liều thuốc thần đối với đất nước nghèo
nàn và què cụt Myanmar có thể đứng dậy nhanh chóng hay tiến đến văn minh một
cách vội vã.
Như chúng ta đang thấy, ở Myanmar hiện nay là nền dân chủ vội vã bốc đồng
hơn là một lộ trình dân chủ để tiến tới văn minh. Người phương Đông nói chung
và châu Á nói riêng luôn gieo những ảo mộng và gặt hãi những tan thương bởi ước
vọng dân chủ mà họ học mót phương Tây. Hiện thân thô thiển nhất đó là những
Philipine, Thái Lan, nơi mà dân chủ đang xé nát xứ sở yên bình của họ. Có thể
nói, dân chủ là thứ khó nuốt đối với Á Đông nếu không có một lộ trình nhất định
để tiếp biến. Người Philipines, nếu được hỏi chắc sẽ chán ngán với một nền dân
chủ mà kinh tế què quặt, mâu thuẫn, tệ nạn xã hội đầy rẫy và đạo đức xuống cấp.
Người Thái, họ vẫn đang được ru ngủ bởi những cuộc biểu tình xen lẫn đập phá
tài sản. Và hiện nay, Myanmar, một sự chuyển dịch quyền lực nhẹ nhàng sau hàng
chục năm đấu tranh của nhà dân chủ Aung San Suu Kyi, một sự thay đổi về chính
trị mà giới dân chủ giả cầy Việt Nam đang cho rằng đó là tiến bộ. Vậy, rất có
thể Thái Lan, Philipine là một viễn cảnh không xa trong tương lai của Myanmar,
nơi mà khủng bố triền miên, lực lượng chấp pháp yếu ớt, biểu tình như cơm bữa
sẽ hoành hành khó kiểm soát.
Myanmar
tổng tuyển cử (nguồn: Internet)
Quá trình chuyển sang nền dân chủ không hề dễ dàng nếu một đất nước đang
nằm top đáy như Myanmar. Người Myanmar có gì là thành tựu về kinh tế? Quan
trọng nhất để một nền dân chủ đó là nền kinh tế phát triển và một trình độ dân
trí cao với tinh thần thượng tôn pháp luật. Dân chủ không là món quà từ trên
trời rơi xuống các xứ sở mà thần dân không biết làm gì với số phận của chính
mình. Người dân không thể chịu nổi một nền chính trị quân phiệt với súng ống
nhưng càng khó sống khi phải chấp nhận một nền chính trị dân chủ vay mượn. Đất
nước sẽ ra sao khi Myanmar có tới 93 đảng tham gia tranh cử, một sự hỗn loạn có
tiền đề rõ thấy.
Thời gian tới, có thể Đảng Đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) đối lập
của bà Aung San Suu Kyi sẽ giành quyền lãnh đạo và thành lập chính phủ nhưng
cũng sẽ không xa đâu đó sẽ có những đòn bẩn của các đảng khác để giành quyền
lãnh đạo. Và một vòng quay cứ tiếp diễn triền miên, nhất là với sự ủng hộ của
ngoại bang giành cho các phe phái. Myanmar là một nước nhỏ bé, không phải là
một nước Mỹ hùng cường, một nước Anh tiến bộ hay là một nước Pháp cổ kính và
văn minh giữa lòng châu Âu.
Vậy, một nền dân chủ vội vã, sẽ là một hậu quả khôn lường và khó có thể
khắc phục được nếu loạn lạc xảy ra trong tương lai.
Quốc Thái