Có một lý luận rất dễ thấy trong nhiều năm sau khi Việt Nam đi theo Chủ
nghĩa Xã hội đó là Việt Nam đã có một mô hình chính trị sai lệch, dẫn đến đất
nước tụt hậu. Và dẫn chứng là điểm mặt chỉ tên nhiều nước Châu Á hóa hổ, hóa
rồng như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc…vì họ có quốc gia đi theo con đường dân
chủ đa nguyên, đa đảng. Một thứ biện minh hợm hĩnh mà đám dân chủ giả cầy Việt
Nam đang dựa vào đó để đả phá chế độ, kiếm cơm qua ngày.
Vậy, các nước phát triển tại Châu Á như Singapore, Hàn Quốc…liệu có một
nền dân chủ thực sự hay không? Xin thưa là không. Singapore, trên thực tế là
một nền chính trị gia đình cha truyền con nối, cụ thể là sự nối tiếp cầm quyền
của gia đình Lý Quang Diệu. Ông Lý Quang Diệu, một người tầm cỡ về trí tuệ, với
tài năng bất hủ, suy nghĩ thiên tài và sự quyết đoán đến rất sắt máu, đã có rất
nhiều biện pháp hà khắc như tống giam đám dân chủ giả cầy biểu tình phản đối
thực hiện các chính sách lớn, phạt tiền, đánh đòn bằng trượng nếu vi phạm pháp
luật. Và con trai ông, ông Lý Hiển Long, hiện là thủ tướng đương nhiệm
Singapore. Còn nhắc đến Hàn Quốc, chúng ta phải nhớ đến tổng thống Park Chung
Hee, cũng một vị tổng thống sắt máu. Hàn
Quốc, đã từng rất nghèo đói, bị Nhật chiếm đóng và cai trị tàn tệ. Pak Chung
Hee đã từng lãnh đạo một quốc gia mà ngân khố thâm hụt, đến nỗi di dự họp Liên
Hợp Quốc cũng không có máy bay mà phải đi ghế thương gia của hãng hàng không
Nhà nước. Tuy nhiên ông đã nghiêm trị bọn phản loạn, bắn bỏ bọn tham nhũng và
tập trung cho phát triển kinh. Nhờ sự sắt máu, ông đã xây dựng thành công nền
kinh tế Hàn Quốc như ngày hôm nay với những SamSung, Huyndai vươn khắp địa cầu.
Ảnh Lý
Quang Diệu (nguồn: Internet)
Còn các nước dân
chủ khác như Philipine, Thái Lan…chúng ta chỉ nhìn thấy đất nước như là một bãy
thử dân chủ thì đúng hơn là dân chủ thực sự. Thái Lan, phát triển bởi họ được
hưởng quy chế quân sự NATO cho thành viên duy nhất ngoài Khối quân sự Bắc Đại
Tây Dương. Tuy cũng có nhiều bước phát triển vượt bậc nhưng nhìn chung, sự phát
triển đó không phải là do các yếu tố dân chủ thúc đẩy. Bởi Thái Lan, từ năm
1923 đến nay vẫn là một nước quân chủ lập hiến, quân đội nắm quyền lực trên
thực tế và đảo chính quân sự diễn ra thường xuyên với một tần suất dày đặc.
Philipine, một nước dân chủ giống Mỹ nhất nhưng lại là ví dụ điển hình nhất cho
sự đói nghèo, lạc hậu, tham nhũng và bất công. Một đất nước dân chủ nhưng có tỉ
lệ người dân sống trong ổ chuột rất cao, đất nước bất lực với nạn tham nhũng.
Thử hỏi, một quốc gia trong thời bình nhưng có lúc không có nổi một chiếc tàu
chiến, một chiếc máy bay chiến đấu thực thụ. Vậy năng lực bảo vệ đất nước của
chế độ chính trị dân chủ này nằm ở đâu? Nền dân chủ sẽ không cần thiết nếu chỉ
để học đòi.
Ảnh Bạo
loạn ở Thái Lan (nguồn: Internet)
Các nước bé ở Đông Nam Á, trên thực tế chỉ cần một thể chế chính trị ổn
định, kiên quyết loại trừ tham nhũng tệ nạn, chấp nhận hội nhập quốc tế đa
phương với một đường lối đối ngoại rõ ràng hơn là một nền dân chủ dựa dẫm thiếu
thực tế. Việt Nam, cần giữ vững chế độ và có chăng thì đổi mới dần dần từng
bước. Cái mà thiếu đó chính là pháp chế chưa nghiêm, đúng sai nhiều lúc còn duy
tình và khó nhất là dân trí chúng ta vẫn còn thấp.
Nhưng hỡi ôi, đất nước này luôn tồn tại những kẻ dốt nát và sính ngoại,
thiếu hiểu biết. Đám dân chủ Việt Nam, chỉ nhìn thấy Myanmar của ngày hôm nay
và chúng muốn được như Aung San Suu Kyi, nhưng đâu biết rằng hệ lụy sẽ lớn ra
sao đối với Việt Nam nếu có một kịch bản đa nguyên đa đảng xảy ra.
Quốc Thái