Đóng góp cho vấn đề: “Nhập hay vẫn giữ nguyên môn lịch sử trong chương
trình học phổ thông”, dư luận xã hội đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho
rằng: không nên nhập môn lịch sử với môn khác, bởi tính quan trọng trong việc
học lịch sử. Lập luận đưa ra là: Nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục,
lịch sử sẽ trả chúng ta bằng đại bác, họ lịch sử để trau dồi cho thế hệ tương
lai biết được những giá trị của cuộc sống hôm nay chính là sản phẩm của thế hệ
cha ông đã viết lên và nhắc nhở cho thế hệ hiện tại biết được, lịch sử sẽ được
các bạn viết tiếp cho thế hệ tương lai. Có ý kiến lại cho rằng, nên nhập môn
lịch sử, vì căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, lịch sử đang bị các em học
sinh chểnh mảng, không để ý, nếu cho chọn môn tư chọn thi đại học thì các em
không chọn, nếu bắt ép các em thi thì
bài thi cũng đạt điểm không cao…Còn giới “dân chủ” - kẻ cơ hội lại đóng góp ý
kiến theo kiểu viết khẩu hiệu: “giáo viên thách Bộ giáo dục Việt Nam dạy lịch
sử bằng thông tin đa chiều”; “Học sinh thách Bộ giáo dục Việt Nam dạy lịch sử
bằng thông tin đa chiều”. Kiểu đóng góp ý kiến của giới dân chủ cuội là hình
thức ném cát bụi tre, làm nhiễu thông tin chứ không mang lại hiệu quả gì. Hơn
nữa nó còn đầu độc thế hệ tương lại bằng những hành động vô nghĩa vì trẻ em cần
được học tập chứ không nên biến chúng thành công cụ chính trị.
(Tôi dự đoán những em bé trong hình này là con em của giới dân chủ cuội,
các bạn có thể tìm hiểu thêm)
Bình
luận về câu khẩu hiệu của giới dân chủ cuội
Vấn đề giáo dục mang ra thách, đó là sự sai sót về quy trình, giáo dục
chứ không phải kinh doanh, đầu tư mà có thể mạo hiểm được, đồng thời, đóng góp
ý kiến theo kiểu đó cũng nên đưa ra một lộ trình, chứ không thể nói rồi vứt
đấy??? Và cũng cần nói rõ lý do của việc thách thức đó, chuyên gia nào sẽ đứng
ra làm …
Dạy lịch sử bằng “thông tin đa chiều”. Vậy thế nào là thông tin đa chiều,
hay cứ thông tin do một số “dân chủ cuội” cung cấp là đúng, là chuẩn, là đa
chiều. Chúng ta đều biết, lịch sử viết lên bằng những sự kiện, bằng những con
người cụ thể, không thể có chuyện bịa đặt lịch sử, xuyên tạc lịch sử. Nó không
thể như một bài phân tích văn học, bình luận xã hội, người này có ý kiến, người kia có ý kiến và
từ các ý kiến đó hình thành nên bài viết hoàn chỉnh được.
Việc học lịch sử hiện nay nhằm trang bị cho thế hệ tương lai một cái nhìn
về những sự kiện trong quá khứ, về quá trình đấu tranh của dân tộc trước giặc
ngoại xâm, hay đơn giản là sự hình thành
đất nước, hình thành các nền văn hóa. Đó là những thông tin mang tính logic, có
chứng minh rõ ràng. Nếu có đa chiều, có ý kiến thì chỉ trong quá trình biên
soạn sách giáo khoa, chứ không có chuyện đa chiều để vượt ra nội dung sách giáo
khoa được.
Trước phong trào vớ vẩn của giới dân chủ cuội, tôi nhận thấy đấy là sự
không cần thiết, cần bỏ ngay. Đồng thời mong rằng những nhà dân chủ sẽ bớt vô
công dồi nghề làm những việc không đâu vào đâu như thế.
Niềm Tin