Thời gian gần đây, liên tiếp các sự kiện chính trị lớn trong cả nước diễn
ra, trong đó nổi lên là việc thay đổi nhân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nuớc. Do
vậy, không ngạc nhiên khi giới “dân chủ” cũng khai thác sự kiện này như một
minh chứng rằng họ cũng “bắt kịp thời đại”.
Tuy nhiên, giới “dân chủ” bịp bợm vẫn không thay đổi bản chất của mình,
vẫn ra sức chống đối bằng mọi giá nhằm phá hoại sự bình yên của cuộc sống người
Việt Nam. Liên tục “đánh giá”, “bình luận” theo kiểu “chuyên gia”, nhưng cái
đuôi chống đối cực đoan của chúng không thể che dấu mãi được.
Trước sự kiện ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và một số cán bộ cấp
cao các tình, thành phố khác như bí thư
Thành uỷ Hải Dương Phạm Thế Tập, Bí thư tỉnh Quảng Nam Ông Lê Phước Thanh làm
đơn xin từ chức, một trào lưu của công chức mới xuất hiện ở Việt Nam.
Ảnh:
Thứ “dân chủ” rẻ tiền của Mĩ (nguồn: Internet)
Trang danlambao có bài viết với nhan đề “Chuột Nguyễn Thế Thảo từ chức”
với nội dung được vẽ ra là “sự bất công, nhưng sai sót trong quản lí thành phố
Hà Nội” nhằm chế nhạo hình ảnh vị chủ tịch thành phố. Đây là việc làm thiếu sự
tôn trọng sự thật khách quan đồng thời cho thấy dã tâm của giới “dân chủ” và
điển hình là trang mang “danlambao”. Giới “dân chủ” đã lên tiếng phủ nhận điều
đó và tỏ ra xem thường những cống hiến của ông trên cương vị chủ tịch thành phố
Hà Nội.
Khách quan mà đánh giá, việc cán bộ lãnh đạo dám từ chức như thế là một
bước chuyển trong nhận thức cũng như hành động. Đó sẽ là một trong những tiền
đề để xây dựng một “văn hóa từ chức” đúng nghĩa ở Việt Nam mình. Tuy nhiên,
luôn không hài lòng, “giới dân chủ” lại xăm xoi, phê phán việc làm hay đó. Xưa
nay, việc đóng góp ý kiến trong giới dân chủ luôn theo kiểu phá hoại, góp ý
theo kiểu làm lại, thay đổi tất cả mà không nghĩ tới việc tận dụng những điều
kiện mình đang có. Đòi “đa nguyên”, đòi “đa đảng”, đòi ông này tư chức, ông kia
từ chức; đòi “dân chủ”, “nhân quyền”, đòi đi theo Mĩ đồng thời gây hận thù với
Trung Quốc,… Tất cả những điều đó dương như đã làm cho tâm của những người này
đen tối, xấu xa hơn bất cứ một người Việt Nam nào.
Một lần nữa người ta nhận thấy, sự “tính toan” trong việc tung ra các lập
luận hòng đưa người đọc vào tròng của những cây bút trang danlambao. Đẹp mà
không đẹp, những cây bút đang bị bẻ cong
vì mục đích chính trị, vì chửi cho hả dạ
và vì những mưu sinh nơi thị thành. Cần lắm sự xem lại đạo đức, lòng yêu nước
trong số những người đang sống vì thứ “dân chủ” hão huyền nơi trời Âu.
Niềm Tin