Một phép tính không có trong toán học, nhưng nó đã được chứng minh trong
thực tế xã hội Việt Nam thời gian gần đây.
61 là số “đảng viên trung thành”
kí vào “thư ngỏ” gửi bộ chính trị,
Ban chấp hành trung ương và đảng viên với nội dung thư tỏ ý lo lắng thời
cuộc, vận mệnh nước nhà và đưa ra kiến nghị đa nguyên, đa đảng…
72 là số “nhân sĩ, trí thức” kí vào một bản kiến nghị sửa đổi hiện pháp
và dự thảo một hiến pháp mới gửi Quốc hội năm 2013
Và 127, đây là con số “nhân sĩ, trí thức” mới đây kí vào kiến nghị gửi Bộ
chính trị và trung ương Đảng vào thời điểm trước hội nghị Trung ương lần thứ
13.
Ảnh:
Trí thức cần phát huy đúng chỗ. Nguồn Internet
3 bức thư ngỏ, kiến nghị gửi ở 3 thời điểm khác nhau nhưng đều mục đích
cuối cùng là đòi đa nguyên, đa đảng, bỏ học thuyết Mac Lenin, bỏ con đường xây
dựng đất nước mà lịch sử đã lựa chọn. Kết quả bằng KHÔNG đó là một minh chứng cho
sự kiên định, cho sự tôn trọng, kế thừa lịch sử. Không quá khi khẳng định
rằng, những “nhân sĩ, trí thức” là những
con người nửa mùa, nhưng người đã bị
“thất sủng” với xã hội, nay cố tụ lại với nhau để giấy lên một thứ phong trào
vô nghĩa cho giới trí thức. Nhưng, đánh bóng lại tên tuổi của mình bằng cái
hình thức đó đâu phải là cách tốt nhất, mà thực sự đó là sự vô ơn của con người
đã được chế độ đào tạo; sự vô trách nhiệm của những người mang tri thức không
đi nghiên cứu mà rỗi rãi thời gian vô nghĩa; sự vô kỉ cương khi bản thân họ là
những người từng nằm trong tổ chức chính trị xã hội, nhưng không biến mình
thành tấm gương và biến mình thành bức tường cản đường phát triển của giới trẻ
và của xã hội.
Hiện có nhiều trang mạng có bình luận khác nhau về việc đưa thư ngỏ của
những “nhân sĩ, trí thức”, nhưng ở góc độ là một người thuộc thế hệ sau, bản
thân tác giả nhận thấy, họ là những con
người lập trước chính trị tư tưởng không vững, chỉ một cơn gió nhẹ của làn sóng
cách mạng màu, bạo loạn lật đổ mà mới đây nhất là làn gió của cuộc bầu cử ở
Miến Điện là khiến họ sớm bị “ốm”, mặc dù, những làn gió đó hiện cũng chưa mang
lại một “hơi mát”, “sinh khí mới” cho chính các dân tộc sở tại.
Kết quả của sự thờ ơ của xã hội với những kiến nghị lần thứ 3 của 127 “nhân
sĩ, trí thức” là không ngẫu nhiên, là không tùy tiên, mà đó là sự suy xét kĩ
càng trước nhiệm vụ lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, là sự chọn lựa của dân
tộc. Một dân tộc kiên cường, trải qua chiều dài lịch sử, đâu thễ dễ dàng sụp
ngã chỉ vì thứ ngoại lai, thứ chủ nghĩa can thiệp của các nước lớn được chứ. Sẽ
là tốt hơn nếu 127 người đó có tư tưởng vững vàng, kiên định cống hiến cho xã
hội này, nhưng sự đời oái ăm, “nhân sĩ, tri thức” được giáo dục như 127 con
người đó mà còn không nghĩ cho quốc gia thì bạn đọc có thể hiểu được sự “tụt
hậu” của đất nước được đề cập trong bản kiến nghị của họ rồi đấy.
Niềm Tin