Mô XHCN hay loại hình CNXH là khái niệm chỉ các mô hình chủ nghĩa xã hội
khác nhau được tiến hành ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều đó có nghĩa
là, các nước khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đều có hình thức, phương
hướng và con đường của riêng mình. Do có sự khác biệt giữa các nước về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa cho đến dân số, điều kiện tự nhiên,… nên mô hình chủ
nghĩa xã hội ở các nước, thậm chí ngay trong một nước nhưng ở từng giai đoạn
lịch sử khác nhau, cũng có những hình thức khác nhau với những nét đặc trưng
riêng. Mỗi nước XHCN căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước mình mà đề ra
mục tiêu và phương thức phát triển khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể.
Mô hình CNXH trong thời gian qua cũng có nhiều loại khác nhau và có thể
được khái quát thành hai loại tiêu biểu sau:
Một là, mô hình CNXH kiểu Liên Xô (đại diện cho các nước Đông Âu). Đặc
trưng chủ yếu của loại mô hình này là: thứ nhất, thực hiện chế độ công hữu đơn
nhất, loại bỏ toàn bộ các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, xây dựng nền kinh
tế hiện vật chứ không phải là nền kinh tế hàng hóa, sử dụng mô hình quản lý tập
trung cao độ trên phương diện tổ chức quản lý. Thứ ba, thực hiện chuyên chính
vô sản trên phương diện đời sống chính trị, coi động lực phát triển của xã hội
xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản. Kiểu mô hình chủ nghĩa xã hội này mang những đặc trưng của thể chế thời
chiến mà cơ bản là dựa trên nguyên tắc lý luận và lý tưởng cách mạng. Điểm yếu
khá nghiêm trọng của mô hình này là xa rời thực tiễn cuộc sống.
Hai là, mô hình CNXH Trung Quốc, một mô hình mang đặc sắc riêng của TQ.
Nội dung cơ bản về mô hình này được khái
quát qua các nét cơ bản sau đây: Thứ nhất, là bảo đảm quan trọng nhất cho sự
giàu mạnh của quốc gia, hưng thịnh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Thứ
hai, là mục tiêu phấn đấu không ngừng của Đảng Cộng sản và của nhân dân Trung
Quốc. Thứ ba, xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa là một quá trình liên
tục điều hoà không ngừng các mâu thuẫn xã hội. Thứ tư, xã hội chủ nghĩa là xã
hội hài hoà do toàn thể nhân dân xây dựng, toàn thể nhân dân hưởng thụ. Mô hình
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hiện nay đang đạt được nhiều thành tựu lớn
lao, được cả thế giới ghi nhận.
Ảnh:
Mô hình XHCN được xây dựng tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia chứ không mang
tính
rập khuôn (Nguồn: Internet)
Mô hình XHCN mà VN đang xây dựng là gì?
Căn cứ vào các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các Văn
kiện của Đại hội XI, chúng ta có thể phác họa mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam với một mô hình có bản chất và mục đích khác hoàn toàn trên cơ sở rút kinh
nghiệm và bài học về tỏ chức của mô hình XHCN mà Liên Xô và các nước Đông Âu
từng xây dựng. Một mô hình bám sát thực tiễn với những nội dung chủ yếu như
sau:
Thứ nhất, mục tiêu bao trùm và thể hiện bản chất của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Thứ hai, mục tiêu đó được cụ thể hóa bằng một loạt các đặc trưng cơ
bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là: Do nhân dân làm chủ; Có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ và hợp tác với các nước trên
thế giới.
Ấy thế mà, không biết các vị 127 lấy đâu ra mà nêu quan điểm cho rằng “
Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ
nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô
hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151213_vn_party_congress_12_open_letter. Sự thật, 127 vị mang danh là nhân sĩ, trí
thức từng giữ các cương vị quan trọng như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo
sư Hoàng Tụy, Giáo sư Chu Hảo, Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Tương Lai, nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung
ương Đảng, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm v.v... nhưng lại phát biểu một cách sai lầm và
“đầu độc” nhân dân bằng những lời “tuyên ngôn” thiếu căn cứ và không chịu nhìn
nhận và hiểu biết lí luận và thực tế đất nước hiện tại.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và ĐÂ là sự sụp
đổ của một mô hình cụ thể đã lỗi thời của chủ nghĩa xã hội chứ không phải là sự
sụp đổ hoàn toàn của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa
Mác-lenin. Do vậy, bài học mô hình đã quá rõ ràng cho chúng ta để chúng ta thấy
và học hỏi, nên nói mô hình mà VN xây dựng theo Liên Xô là sai lầm và dối trá.
Còn chủ nghĩa Mác-lenin thì vẫn nguyên vẹn giá trị của nó.
Các vị đang đưa ra cho nhân dân và giới tri thức trẻ như chúng tôi những
lập luận, phê phán không có cơ sở khoa học và giá trị tham khảo, nói một cách
mạnh mẽ hơn thì đó là những luận điệu xuyên tạc, ngụy biện, phi logic, đánh
tráo khái niệm về vấn đề cốt lõi của con đường mà đất nước và dân tộc đang
hướng tới.
Góp ý xây dựng đất nước là một hành động đáng khen ngợi và cổ vũ, nhưng
lợi dụng sự việc đó mà đưa ra những luận điệu phi khoa học và thực tế nhằm đầu
độc nhân dân, đầu độc tầng lớp trẻ và trí thức của đất nước, đặt biệt là lời
nói từ những người có học thức cao như các vị thì thật là một điều độc ác với
đất nước và sự xát muối vào niềm tin của đất nước và dân tộc từng một thời tin
tưởng và giao trọng trách cho các vị.
Hiểu Minh