Sự phát triển mạnh mẽ cũng như sự gắn kết ngày càng
sâu rộng của mạng xã hội một mặt tạo nhiều điều kiện cho mọi người giao lưu gặp
gỡ và kết nối thì nó cũng là nơi thể hiện của những kẻ đầu bò muốn làm chuyện
“chính trị”. Chúng lợi dụng việc tự do thông tin, tự do sử dụng Internet để
đăng tải và tuyên truyền những thông tin bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo, nói xấu Đảng
và Nhà nước nhằm thực hiện cái gọi là “cách mạng mềm” để chống phá. Tuy nhiên, điều
nhiều người băn khoăn rằng nhiều kẻ mạnh miệng và ngang nhiên trên không gian mềm
như thế sao không bị pháp luật “bẻ răng” hay “uốn lưỡi” mà vẫn để chúng nhởn
nhơ như thế? Thực tế đó là vì Nhà nước đảm bảo tự do thông tin cũng như tự do
Internet cho người dân nhưng tới đây vấn nạn đấy sẽ được khắc phục bởi những nỗ
lực cũng như giải pháp của các cơ quan chức năng.
Chia sẻ với báo chí bên lề hành lang Quốc hội sau
phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn thông tin, Bộ trưởng
Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nói rằng rằng "Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cầnphải bị nghiêm trị" . Theo Bộ trưởng Son, mọi người đều có quyền tham
gia Facebook, nhưng nếu dùng Facebook để bôi xấu, vi phạm quyền tự do của người
khác, nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị. Và giải pháp mới tới
đây sẽ được đệ trình Quốc hội chính là Luật An toàn thông tin nhằm hạn chế tối
đa những mặt tiêu cực của không gian mạng cũng như thanh lọc hệ thống thông tin
tới người đọc.
Theo Bộ trưởng, khi xây dựng Luật An toàn thông tin, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã bám sát chỉ đạo và Nghị quyết của Quốc hội, nhưng
trong quá trình xây dựng thì thấy phát sinh thông tin hiện nay khá rộng: thông
tin trên bản giấy, thông tin trên mạng… Chính vì phạm vi quá rộng nên khi thẩm
tra Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các ĐBQH thấy rằng, nên thu hẹp lại an toàn
thông tin trên mạng. Luật An toàn thông tin ra đời kỳ vọng sẽ giải quyết được một
số vấn đề nội dung trong đảm bảo an toàn thông tin, cũng như truy cứu những kẻ
đang cố tình lợi dụng mạng xã hội để thực hiện những ý định chống phá Nhà nước.
Ảnh: An toàn thông tin là cơ
sở để người đọc tiếp nhận thông tin chuẩn và cũng là cách để vả mõm những kẻ
thích xào nấu thông tin. (Nguồn: Internet)
Trở lại với mạng xã hội và việc sử dụng Internet, đây
chính là thứ được người tiêu dùng sử dụng lớn, là mối quan tâm của nhiều quốc
gia và bên cạnh chúng ta cũng có rất nhiều quốc gia làm tốt vấn đề quản lí đối
với lĩnh vực mềm này như Singgapore hay Trung Quốc. Nếu Singgapore mạnh tay xử
lí những kẻ đăng tải thông tin nói xấu nhà nước lên facebook thì Trung Quốc lại
sử dụng một phiên bản Google khác mang thương hiệu của riêng mình. Và tựu chung
lại thì mục đích của họ cũng đều là đảm bảm an toàn thông tin cũng như kiểm
soát thông tin tốt, không để những kẻ xấu lợi dụng thông tin để đầu độc người
dân.
Tại Việt Nam, thời gian gần đây nhiều kẻ mang trong
mình khối óc của con bò nhưng miệng lưỡi và cái tay thì linh hoạt đã và đang
triệt để lợi dụng không gian Internet và đặc biệt là mạng xã hội để chống phá đất
nước. Chúng thường xuyên đăng tải những thông tin, bài viết nặc mùi chống phá
nhà nước và bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo đất nước. Do đó, chúng ta rất hoan nghênh
và kỳ vọng vào những nhà làm công tác quản lí, những người có thẩm quyền có nhiều
chính sách nhằm “nắn họng” những kẻ
đang đầu độc tư tưởng của người dân. Và điều quan trọng là từ công tác quản lí
có thể khơi thông lại một bộ phận não bộ đang bị lệch lạc và mất phương hướng.
Nhìn lại thành tựu của những quốc gia bên cạnh chúng
ta, họ điều hành và quản lí tốt không gian mạng trở nên hữu ích trọn vẹn thì
không có lí do gì chúng ta lại không khắc phục được điều này trong hôm nay hoặc
là tương lai. Khi thực tiễn của đất nước đang cố bóp chết những hành động chống
đối thực tế của những kẻ đầu bò thì không gian mạng xã hội sẽ là đích đến cuối
cùng của chúng. Và việc xử lí, quản lí tốt không gian mạng sẽ là điều tất yếu
và cần thiết để đất nước, lãnh đạo và nhân dân luôn đồng hành, nhất trí cùng một
hướng để xây dựng và đi lên.
Với sức ảnh hưởng sâu rộng và việc áp dụng kĩ thuật để
quản lí những trang mạng xã hội còn khó khăn và phức tạp sẽ là mối lo đè nặng
lên công tác quản lí của các cơ quan chức năng. Nhưng việc những nhà quản lí
ngày đêm cố gắng để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế phần nào vấn nạn từ
không gian ảo đã và đang cho chúng ta nhiều kì vọng. Luật An toàn thông tin khi
ra đời có giải quyết được một phần nào đó những tồn tại và vấn nạn hay không sẽ
là một sự chờ đợi. Nhưng chí ít nó cũng cho chúng ta nhiều sự kì vọng cũng như
sự quan tâm, trăn trở của những nhà làm công tác quản lí đối với lĩnh vực này
trong việc đảm bảo an toàn cho đất nước và người dân.
Hy vọng rằng, tiếp nối Nghị định 72 thì Luật An toàn
thông tin ra đời sẽ là những “gọng kìm”
để “uốn lưỡi” cũng như “bẻ răng” những kẻ “xào nấu thông tin” một cách trắng trợn và bất hợp pháp để không
gian mạng.
Hiểu Minh