Những hình ảnh về những đứa trẻ lên 3, lên 5 tuổi, những đứa trẻ
đang tuổi ăn, tuổi học, độ tuổi vô tư, trong sáng nhất lại ngày 2 buổi lê la
ngoài đường sá, ngu ngơ cầm tấm bảng chi chít dòng chữ mà ngay cả khi các em
biết nói vẫn không thể đọc và hiểu được nội dung của nó là gì…nhan nhản trên
mạng xã hội. Trời nắng cũng như trời lạnh, tấm áo choàng dài rộng thùng thình,
đôi lúc không cần mặc quần vì nó dài gần chạm đến đất để có thể viết đủ các
dòng chữ vu khống chính quyền ở trên. Để rồi, mỗi sáng, trong khi những đứa trẻ
này bị bắt dậy từ sớm để người lớn “trang
trí” cho những bộ áo quần chi chít chữ trên, cẩn thận hơn, chúng còn được
người lớn dán lên 2 má hay trên trán một logo của nhóm “dân oan” hay câu khẩu
hiệu cửa miệng của người lớn là “nhân quyền”!
Những đứa trẻ trên là ai? Tại sao các cháu không được đến trường
đi học, các cháu không được vui chơi với bạn bè, các cháu không được nâng niu
như “búp trên cành”? Bố mẹ chúng đi đâu
để chúng rơi vào thảm cảnh bi đát trên? Vâng, bố mẹ chúng đang bận đi “đấu
tranh nhân quyền” cho đối tượng nào thì không biết, còn con cái, chúng cũng bị
đem đi để làm công cụ, làm tấm lá chắn cho các hoạt động mà bố/mẹ chúng cùng
đồng bọn thực hiện. Khái niệm “nhân quyền” được bố mẹ chúng hiểu là gì khi nhẫn
tâm biến chúng trở thành công cụ hái ra tiền, khi khoác lên người chúng những
ngôn từ mỹ miều như “đấu tranh”, “nhân
quyền”?
Trên trang cá nhân Nguyễn Đức Minh Tâm, y có viết bài khóc than
cho số phận hẩm hiu, bị dẫn dắt ngay từ khi mới lọt lòng của các em. Tuy nhiên,
bài viết lại phản tác dụng khi chính nội dung trong bài viết lại bóc mẽ những
thủ đoạn vô lương tâm của người lớn khi không từ bất cứ chiêu trò nào để ghi
danh “thành tích”, nhận “hỗ trợ” từ hải ngoại, kể cả đưa tương lai con cái mình
vào vòng xoáy không lối thoát này. Nguyễn Đức Minh Tâm viết:
“Nhiều
lúc em muốn hét lên thật to: "Con mệt lắm rồi mẹ ơi, tại sao con lại phải
khổ như thế này? Con muốn được về quê, sống trong ngôi nhà nhỏ ấnm cúng của
con, mà khó thế sao". Bước từng bước trên đường, đôi chân mỏi nhừ (…) Nhiều
lúc, trên con đường tấp lập người qua, em thấy lòng nặng trĩu, cô đơn, buốt
lạnh. Em chỉ có một ước mơ " một ngày được đến trường, được ăn cơm thịt
kho, được uống sữa th true milk" em mơ "được một ngày ngủ nướng, được
ba mẹ dẫn đi công viên, ăn kem tràng tiền". Sao em thấy khó khăn quá”.
Chúng đăng tải bài viết trên nhằm mục đích vu khống, đổ lỗi cho chính
quyền đã gây ra những cảnh thương tâm trên cho những đứa trẻ. Chúng lấy mác
“dân oan”, bị chính quyền cướp đất đai nên chúng phải lôi cả con trẻ vào các
hoạt động gây rối trật tự công cộng, ăn vạ để làm bia đỡ đạn cho chúng đối phó
với pháp luật. Thực chất, lý do đi đòi đất đai vì bị cướp chỉ là nguỵ biện của
bọn chúng, bởi lẽ, những khu vực đất đai nào nằm trong quy hoạch thì đã được
đền bù thoả đáng. Bởi, nếu không thoả đáng thì tại sao đại đa số người dân khu
vực đó không hề kiện cáo, đòi đền bù thêm? Nên chăng, chúng bị những phần tử
xấu kích động và mua chuộc bằng tiền để xúi giục ra đường “ăn vạ” với các khẩu
hiệu lạc lõng, bịa đặt và vu khống Đảng, Nhà nước. Qua đó, chúng dùng hình ảnh
nhếch nhác các bóng dật dờ với tấm áo rộng thùng thình, chi chít chữ, các khẩu
hiệu chống phá trên để khuếch trương, khoe mẽ và đánh bóng hình ảnh để tạo
“thành tích” nhận “hỗ trợ” từ hải ngoại.
Ảnh
và chú thích ảnh: Những đứa trẻ có bố/mẹ hành nghề “dân chủ”, “nhân quyền”
không có tuổi thơ đúng nghĩa bởi chúng đã bị đấng sinh thành của mình biến
thành tấm lá chắn cho các hoạt động chống phá chính quyền (Nguồn: FB)
Những đứa trẻ “mệt lắm”,
“đôi chân mỏi nhừ”, “lòng nặng trĩu, cô đơn, buốt lạnh” nhưng vẫn phải đi,
vẫn phải hét lại như con vẹt những câu của người lớn mà không hiểu được nội
dung nó là gì. Các em “muốn được về quê”,
“sống trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng”, “đến trường”, “ăn cơm thịt kho”, “uống sữa
TH True milk”, muốn được “một ngày
ngủ nướng”, được “ăn kem tràng tiền”, được “đi công viên”…tất thảy những
điều “muốn” trên chỉ có trong “mơ” mà thôi. Bởi vì bố/mẹ chúng đang mải mê đi
kiếm tiền, không phải bằng con đường lao động chân chính như làm đồng ở quê,
làm công nhân ở các khu công nghiệp hay làm văn phòng ở các công ty… Mà bố mẹ -
những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho những điều “muốn”, điều “mơ” của các
em đang mải đi “đấu tranh nhân quyền”,
để được nhận những đồng tiền Dola Mỹ mà không cần phải lao động chân tay hay
lao động đầu óc mệt nhọc.
Khốn nạn thay, nhục nhã thay khi “nhân quyền” mà bố mẹ chúng
đang núp bóng để “đấu tranh”, trong khi con cái mình thì không có một “nhân
quyền” nào từ khi sinh ra. Ác độc hơn, các cháu bé còn bị bố mẹ chúng lợi dụng
hình ảnh để làm bình phong cho các hoạt động, mưu mô của chúng trong việc đối
phó với chính quyền khi chúng tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng. Những
đứa trẻ mà mình đứt ruột đẻ ra nhưng lại không có trách nhiệm, không có tình
yêu thương để đem lại cho chúng những gì tốt đẹp nhất mà đáng lẽ chúng được
nhận. Những điều “muốn”, những điều “mơ” trên tưởng chừng như giản dị nhưng lại
xa vời đối với những đứa trẻ - sản phẩm mà bố mẹ hành nghề “đấu tranh”, “nhân
quyền”.
Ngay cả trên các trang mạng không chính thống – những trang mạng
mà bố mẹ những đứa trẻ đang phục tùng cũng đưa ra định nghĩa về nhân quyền như
sau: “Như chính cái tên gợi ra, nhân
quyền là quyền được sống như một con người. Đó không phải là những quyền mà một
người kiếm được, được ban cho, hay được kế thừa từ người khác”.
Bác Hồ đã từng nói “trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ,
biết học hành là ngoan”. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần
được chăm sóc, cần được học tập và được hưởng những gì tốt nhất. Đời sống ngày
càng được nâng cao, mỗi bậc làm cha, làm mẹ đều có điều kiện hơn trong việc
chăm sóc trẻ em, trước hết là con cái của mình, sau đó là cộng đồng, xã hội.
Từ đạo lý
truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể, ở Việt Nam luôn dành cho trẻ
nhỏ mọi ưu tiên, mọi sự chở che, bảo vệ tốt nhất. Nước ta không chỉ tham gia
các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều trong các luật
khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Hãy chăm sóc, thể
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi cho con cái của mình, cho gia
đình, người thân của mình – đó là những “nhân quyền” cơ bản nhất, không cần phải
“đấu tranh” đâu cho xa xôi, ảo diệu, hỡi những người làm bố, làm mẹ hành nghề “nhân
quyền”, “dân chủ”!
TRÙNG DƯƠNG