Nếu đặt lên bàn cân để cân đo, đong đếm xem phía nào nặng hơn thì
tác giả bài viết tin chắc rằng cán cân có nhích dần về phía 02 nhân vật có
nhiều điểm tương đồng, duy chỉ khác mỗi giới tính là “đầu bò” Trương Văn Dũng
và “sư hổ mang” Lý Thị Hà. Không đơn thuần mà tác giả dám khẳng định như vậy,
bởi vì thời gian qua, trong phường “zân chủ” chưa thấy gương mặt nào “ăn” được
độ “hot” của Trương Dũng và Lý Thị Hà và tỷ lệ thuận với điều này là nguồn “hỗ
trợ” mà 2 “rận” này nhận được. Và trong cách thức làm tiền, phải nói rằng, nếu
như Trương Dũng 5 lạng thì Đàm Thoa cũng phải nửa cân!
Khoảng thời gian đầu năm 2015 tới nay, cứ đều đặn mỗi tháng, Ngô
Duy Quyền (chồng của “thánh nữ” Lê Thị Công Nhân) và “lão già nát rượu” Nguyễn Tường Thuỵ thay nhau đăng tải công khai
các nguồn thu-chi của hội Bầu bí tương thân (BBTT) trên mạng xã hội facebook. Sau
khi ra tù, Lê Thị Công Nhân lùi vào “hậu
trường” không phải không còn hoạt động “dân
chủ”, “nhân quyền” nữa mà là “thánh nữ” họ Lê dành thời gian cho việc sinh
liền tù tì mấy đứa trẻ. Bởi thế nên Ngô Duy Quyền mới được “tạm” thay thế quyền
quản lý và điều hành gần như song song với Nguyễn Tường Thuỵ trong thời gian họ
Lê tên Nhân ở sau “cánh gà”. Trong
bảng danh sách công bố thu-chi hàng tháng của BBTT, nổi lên bởi 02 gương mặt
“nhẵn nhụi” Trương Dũng và Lý Thị Hà ở mật độ dày hầu như hàng tháng đều điểm
tên.
Ảnh và chú thích ảnh: Chân dung
02 “zân chủ” có bề dày “ăn vạ” nhất nhì lũ “zân chủ cuội”: Trương Văn Dũng
(trái) và Lý Thị Hà (Đàm Thoa) (Nguồn: Internet)
Nếu như “sư hổ mang” Lý Thị Hà (trước đây từng đi tu, có pháp danh
là Thích Đàm Thoa) nhận được sự “ưu ái” của hội BBTT khi ngoài các khoản “trợ
cấp” vì có “hoàn cảnh khó khăn” mỗi tháng nhận thêm 2 triệu đồng thì tháng
9/2015 và tháng 10/2015, “sư nữ” Đàm Thoa được thêm khoản “hỗ trợ đi lại” với
con số 5 triệu đồng/tháng! Còn “đầu bò” Trương Dũng thì dù không được BBTT “ưu
ái” khi “hỗ trợ” các khoản như “sư nữ” Đàm Thoa nhưng đổi lại, Trương Dũng cũng
nhận được số tiền không kém là bao so với vị “sư hổ mang” họ Lý này. Trong 3
tháng cuối năm 2015, với các chiêu trò “rạch mặt ăn vạ” Chí Phèo, giá hời mà Trương
Dũng lãi ròng khiến đồng bọn của y cũng phải ghen tỵ. Đặc biệt, chỉ
trong vòng 03 ngày 8/10, 10/10, 16/10 mà Trương Văn Dũng đã thu về 8 triệu
đồng, chưa kể các khoản tiền khai khống mà cho vào mục "chi phí tàu xe + khác". Chưa kể các khoản ăn ngoài và
các hội, nhóm khác trong các ngày "hoạt động" khác. Mới đây, trong bảng thu-chi của hội BBTT, Trương Dũng “nuốt gọn”
số tiền 2 triệu đồng với lý do tới thăm Nguyễn Văn Đài ngày 18/12/2015 mà bị
“hành hung”!
Nhắc đến Trương Dũng là phải nhắc đến mấy chiêu trò bị “côn đồ bịt mặt tấn côn”, “rạch mặt ăn vạ”
của y. Là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân cùng với độ “máu liều” ít
người đọ được, dù xấp xỉ ngoài ngũ tuần nhưng nói về độ “sung sức” trong việc
kiếm tiền, nhiều kẻ cùng hành nghề “zân chủ” cũng phải ngả mũ chào thua “đầu
bò” Trương Dũng. Như một số “đồng nghiệp” của y kết luận: Ở đâu có con mồi, ở
đâu có xác chết là ở đấy có mỏ “kền kền” Trương Dũng chĩa vào. Có lẽ rằng, khi
sinh ra không được Trời phú cho thế mạnh này thì sẽ được bù lại bằng thế mạnh
khác. Nên chăng, không phải có bằng cấp trí thức như Lê Công Định, Nguyễn Lân
Thắng, cũng không “già mồm” được như ả Bùi Hằng hay cũng không “tinh mắt, tinh
tai” để ngồi online mạng 24/24 như đám “trẻ trâu” Hoàng Thành, Paul Sơn, Huỳnh
Thục Vy...nên Trương Dũng chỉ biết khai thác thế mạnh ở độ lỳ lợm và “máu liều” trong các chiêu trò bị “côn đồ bịt mặt tấn công”, “rạch mặt ăn vạ”.
Nếu có giải thưởng thi thố về “tài năng” này, có lẽ “đầu bò” Trương Văn Dũng
không có đối thủ cạnh tranh ở giải Nhất về độ “ăn vạ” có số má của y.
Dù “lãi ròng” như nhau nhưng dường như con đường “hành nghề”
“zân chủ” của “sư hổ mang” Đàm Thoa khác “đầu bò” Trương Dũng về hình thức thể
hiện. Nếu như Trương Dũng thiên về bạo lực, “ăn vạ” truyền thống thì Đàm Thoa
lại dùng “vốn tự có” của mình là mác “sư cô” để núp bóng hành nghề “rận chủ”.
Không phủ nhận Lý Thị Hà từng có thời gian là “sư cô” với pháp danh Thích Đàm
Thoa. Tuy nhiên, khác với những người xuất gia đi tu khác, Lý Thị Hà đi tu với
mục đích kiếm cho mình chiếc áo cà sa lừa bịp những người cả tin để ăn tiền. Đàm Thoa tên thật là Lý Thị Hà (SN 1969), quê ở An Xá, Toàn Thắng,
Kim Động, Hưng Yên. Thị bước chân vào tu hành vào năm 1991. Trên con đường
"tu hành" của Lý Thị Hà là sự song hành với những việc làm đi ngược
lại với đạo lý, với những lời răn của Phật dạy, biến chất, tha hoá, không biết
tu thân, tích đức.
Bởi
vậy, khi được làm trụ trì chùa Hang (Đông Hỷ, Thái Nguyên) nhưng với các hoạt
động mê tín dị đoan, không chịu tu hành, Lý Thị Hà đã bị thầy và trò nơi đây
đuổi ra khỏi chùa. Sau đó, ngỡ rằng, vị “sư hổ mang” này hối lỗi khi tiếp tục
xin “tu hành” ở chùa Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, HN. Vừa chân ướt, chân ráo tới
nhưng với “giang sơn khó dời, bản tính khó đổi", sư Thích Đàm Trung trụ
trì chùa Đại Từ đã phải thuê ô tô, chở Lý Thị Hà trao trả cho gia đình sau khi
tốn bao công sức, thời gian để khuyên răn nhưng “sư cô” này vẫn chứng nào tật
nấy. Không muốn lao động chân tay, lười nhác nhưng lại thích được cung phụng
nên Lý Thị Hà vẫn cố bám víu vào tấm áo choàng cà sa để lấy mác loè bịp mọi
người nhằm kiếm chác.
Rồi
khi dã tâm đuổi thầy trụ trì ra khỏi chùa hòng cướp chức vụ đứng đầu chùa
Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang không thành công,
người dân và các đệ tử trong chùa đã tập hợp lại, đuổi người đàn bà Lý Thị Hà
giả danh "tu hành" nhưng lương tâm thì đen tối, sống vị kỷ...ra khỏi
chùa. Lẽ ra, đối với một người tu hành đạo Phật thì phải lấy công việc hướng thiện để làm, để tu
thân, tích đức, làm việc thiện... nhưng đối với Lý Thị Hà, "tu hành"
đối với người đàn bà này là để kiếm cái mác làm bình phong cho sự tự tung, tự
tác với các hoạt động đi ngược lại với pháp luật, với đạo đức của một người
"tu hành" chân chính.
Dù
xuất thân trong hoàn cảnh khác nhau, khởi điểm “sự nghiệp” bằng những “vốn tự có” khác nhau nhưng điểm “gặp
gỡ” chung giữa Trương Văn Dũng và Đàm Thoa ở bảng vàng “thành tích” trong sự
nghiệp khóc mướn, giăng băng rôn, khẩu hiệu thuê, “truyền thống” ăn vạ…Với
những giá hời được nhận đều đều hàng tháng từ hội BBTT, chưa kể đến các hội,
nhóm khác trong nước và các tổ chức phản động nước ngoài, cũng dễ giải thích
cho các hoạt động mà Trương Dũng thường xuyên thể hiện “năng khiếu” qua màn
truyền thống “ăn vạ”, “côn đồ bịt mặt tấn công”; Đàm Thoa thể hiện “vốn tự có”
của mình qua màn tru tréo đến sùi bọt mép theo các khẩu hiệu, băng rôn mà đồng
bọn “rận chủ” chuẩn bị sẵn.
TRÙNG DƯƠNG