Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, sự lan tỏa của thông tin đa chiều đã
tác động không nhỏ tới giới trẻ Việt và đặc biệt là định hình tầm nhìn và suy
nghĩ cho họ dưới sự tác động đa chiều của thông tin. Thực tế cho thấy sự tiếp
cận thông tin của người Việt hiện nay đâu đó còn thiếu tính trách nhiệm với đất
nước và chính vì điều đó đã dẫn đến những vấn đề tranh luận thông tin thiếu
tính tôn trọng sự thật khách quan.
Có thể các bạn bảo tôi hơi nặng
lời và có phần thái quá trong cách nghĩ về vấn đề này, nhưng tôi xin khẳng định
đây là vấn đề chúng ta cần đáng bàn bởi nếu không có cách nhìn chuẩn mực thì hệ
quả kéo theo là rất nhiều, đặc biệt là cho bản thân và đất nước trong những
thời điểm “nhạy cảm”.
Văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ VN thiên về giải trí là nhiều hơn là so
với những vấn đề mang tính thời sự, những vấn đề chính trị nóng bỏng của quốc
gia.Cuối năm 2015, google đã mở cuộc điều tra các từ khóa mà người dùng trên
thế giới quan tâm và truy cập nhiều nhất. Nếu các bạn trẻ ở Singapore dùng
google như một công cụ để tìm kiếm những cái gắn liền với xã hội, quyền lợi,
những nhân vật, sự kiện có ảnh hưởng đến đất nước của họ thì nhìn vào những cái
mà giới trẻ VN tìm đọc mà không khỏi chạnh lòng và đầy suy nghĩ, nào là “Vợ
người ta”,”phần mềm đoán tuổi tác”, “cô dâu 8 tuổi”… toàn là những bản nhạc,
phim ảnh thị trường với những nội dung hời hợt mang tính hưởng thụ hơn là so
với chiêm nghiệm và học hỏi.
Vấn đề tranh luận không đâu xa chúng ta thấy ngay vụ đình đám vừa diễn ra
của Tân Hiệp Phát. Thế giới văn minh là thế giới của sự thật và tôn trọng lẫn
nhau và chỉ có quy kết tội lỗi cho nhau khi có đầy đủ chứng cứ và niềm tin của
sự thật. Nhưng dường như, khía cạnh chứng cứ và sự thật của thế giới văn minh
lại không sống trong ý thức tranh luận của ngườiViệt.
Ảnh: Đừng thờ ơ với thông tin đất nước và
tranh luận luôn cần dựa trên tinh thần tôn trọng sự thật (Nguồn Internet)
Có thể những nhà làm báo người ta có tin giật gân, có bài viết vì mưu
toan của cuộc sống, vì lợi ích của bản thân thì tôi không nói nữa nhưng với
những con người tiêu dùng, những người hay theo dõi tin tức thì lại luôn mang
trong mình những “suy đoán vô tội” về vấn đề họ đang nói. Họ có thể quan tâm
những vấn đề mà xã hội quan tâm nhưng lại quan tâm và hùa theo một cách adua
vấn đề. Họ nói vì lợi ích tiêu dùng của họ, không sai, nhưng đầy rẫy thực phẩm
bẩn Trung Quốc đấy, người chăn nuôi lợn dùng các chất tăng trưởng gây hại cơ
thể đấy sao họ không tranh luận, không đưa xét mà đi cố gắng bóp chết không mở
một lối thoát cho một doanh nghiệp nội địa đã đưa ra những lời giải thích đầy
sức thuyết phục về quy trình và công nghệ sản xuất.
Dù rằng quyền đọc, quyền tranh luận là quyền của chúng ta nhưng trước sự
đa chiều thông tin như hiện nay, sự xuyên tạc, bưng bít thông tin từ những kẻ
xấu thì với thái độ tiếp cận và mức độ đọc hiểu để tranh luận như hiện nay là
một vấn đề cần được xem trọng. Đại hội Đảng sắp diễn ra, sự bùng nổ và tràn lan
thông tin thất thiệt về các cán bộ Đảng và Nhà nước,công tác nhân sự,… gây
hoang mang, đánh lừa dư luận là không hề ít. Do đó, chúng ta đọc thông tin
không biết chắt lọc, sự hiểu biết không sâu rộng thì tư tưởng chúng ta sẽ bị
đánh lừa và bản thân chúng ta sẽ có những hành động và lời nói trái ngược với
bản chất của sự thật.
Nói như một số bạn trẻ, sang thế kỷ 21 rồi, đừng trở thành “kẻ đi mua mũ”
(nghĩa là chuyên bị người khác chụp mũ) khi đi tìm thông tin. Thông tin nó hữu
ích lắm và “chính trị hóa thông tin” lại là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và
cấp thiết, những kẻ xấu luôn dùng thông tin như một vũ khí lợi hại để đánh sập
tư tưởng một con người để phục vụ mục đích của chúng. Do đó, chúng tất nhiên là
tìm mọi cách, mọi cơ hội để chọc ngoáy, tiến công, thêm bớt, bóp méo thông tin
để đánh lừa và lôi kéo các bạn theo chúng. Còn các bạn, các bạn có tính cầu thị
lại được nghe các thông tin trái chiều, không biết để sửa, thì các bạn lại đi
lùi so với công nghệ và tri thức cấp tiến. Không có ai là không sai, không
thông tin nào là không tồn tại những điểm nghi vấn nhưng điều quan trọng là sai
phải biết sửa và nghi vấn phải tìm và nghĩ cho ra để tránh bị “đội mũ” một cách
ngớ ngẩn và không thể nhận biết.
Đất nước ngày càng đi lên và trông chờ vào ý thức và sự quan tâm của các
bạn, đừng thờ ơ với thời cuộc, đừng dễ bị công nghệ và khối óc của người khác
đánh lừa nếu các bạn không muốn cuộc đời mình và vận mệnh dân tộc đi lùi lại
với đồng hồ lịch sử!
Hiểu Minh