Đó chính là những nhận định chung
của các chuyên gia phân tích chính trị thế giới đã đưa ra khi nói về giấc mộng
bành trướng bá chủ của Mỹ và Phương Tây. Dường như bấy lâu nay, Mỹ và Phương
tây đang chìm vào giấc mộng bá chủ và bành trướng ra thế giới mà chưa thể có điều
gì đủ sức để đánh thức và cảnh tỉnh họ. Chính trị hiện nay chính là sự liên kết
tác động qua lại lẫn nhau và bị chi phối ràng buộc lẫn nhau, chỉ cần một sách
lược phi chính nghĩa đưa ra của một quốc gia đối với một quốc gia khác thì lập
tức sẽ có hiệu ứng ngược chính trị sẽ đánh lại quốc gia đó. Và thực tế chính trị
hiện thực thế giới đang chứng minh rõ quan điểm này.
Từ lâu nay, bản thân Mĩ nghĩ rằng
tổ chức Nhà nước khủng bố Hồi giáo IS - đứa con của “mùa xuân Ả Rập” dưới bàn tay nhào nặn của
mình sẽ không thể gây nguy cho mình cho nên mỹ vẫn cứ chưa “nhiệt tình” trong
việc tiêu diệt nó. Nhưng đối với phương Tây thì lại khác, có thể nói IS đang
ngày càng đe doạ nghiêm trọng đến an ninh ổn định của những quốc gia Châu Âu buộc
họ tỉnh ngộ ra rằng vấn đề tiêu diệt IS là việc làm mang tính quyết định sống
còn đối với quốc gia họ. Sự trỗi dậy của IS tại Châu Âu đã bất đắc dĩ buộc Mỹ
phải chuyển đổi trạng thái “thiếu nhiệt” trong vấn đề này buộc phải chuyển sang
động thái kịch liệt hơn và tiên phong khi có những động thái quân sự rõ ràng
hơn như điều quan hay tuyên bố liên minh với các quốc gia trong chống IS.
Hơn nữa, nhận thấy sự ảnh hưởng
và tầm quan trọng ngày càng lớn của Nga đối với Syria và Trung Đông khiến cho
“miếng bánh lợi ích” của Mỹ và Phương Tây ở đây lung lay buộc họ không thể ngồi
một chỗ ôm mộng bá chủ làm ngơ mà phải có hành động thực tế vì lợi ích của
mình.
Cuối năm 2015 đầu năm 2016, nền kinh tế thế giới
chứng nhận nhiều dấu hiệu lo ngại, đó là sự bất ổn về giá dầu cũng như sự tăng
trưởng thụt lùi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang tên trung Quốc .
Chính điều này đã gây ra một tâm lí e ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới hiện tại vào thời điểm mà kinh tế thế giới chưa có sự khởi sắc nhiều.
Chính điều này, đã đánh thức Phương Tây và Mỹ hiểu rằng, mối nguy IS chưa kịp
giải quyết thì vấn nạn kinh tế lại chuẩn bị ập đến nếu vẫn cứ giữ nguyên trạng
thái hiện tại, đặc biệt là công cuộc cấm vận Nga dường như chưa mang lại hiệu
quả nhiều. Một chuỗi hệ quả có thể ập đến với Mỹ và Phương tây bất cứ lúc nào.
Ảnh: IS là một trong những thứ đang đập tan
giấc mộng bá chủ Mỹ - Phương Tây (Nguồn Internet)
Trước mắt, nguy cơ của hệ quả
“kép” tác động lên mình, Mỹ và Phương Tây trong thời gian gần đây đã và đang giảm
và hạ nhiệt dần với Nga, chính thức thực hiện những hành động quân sự bám thực
tế hơn so với những việc làm màu mè xa rời thực tiễn trước đây. Điều đó chứng tỏ
rằng, bản chất các hành động của Mỹ và Phương Tây chỉ thực hiện khi lợi ích của
họ bị xâm hại chứ không hề mang bản chất dân chủ hay đảm bảo hòa bình cho thế
giới như họ vẫn hay rao giảng. Có thể nói, sự lớn mạnh và ảnh hưởng của IS cùng
với tác động của nền kinh tế TQ hiện tại một mặt đã và đang đánh sập giấc mộng
bành trướng của Mỹ và Phương Tây, mặt khác đã cho thế giới nhận thấy rõ cái bản
chất mà Mỹ và Phương Tây bấy lâu nay bao bọc bằng các chiêu bài dân chủ, nhân
quyền, hòa bình.
Thế giới chính trị hiện tại đang
thay đổi theo xu hướng liên kết và lợi ích chồng giữa các quốc gia với nhau, nếu
Mỹ và phương Tây cậy sức mình mạnh bắn một phát súng vào vùng lãnh thổ nước
khác thì những thứ mà họ nhận lại không hề nhỏ so với những gì mà họ đã ném đi
cho họ, bởi dù thế nào đi nữa thì Mỹ và các nước Phương Tây cũng là một thực thể
tồn tại chịu sự ràng buộc của nhiều thứ chứ không phải là thứ siêu nhiên gì
không thể đụng chạm đến. Mọi biện pháp trừng phạt phi nghĩa nhằm vào bất kì một
quốc gia nào do Mỹ và Phương Tây áp dụng đều tạo ra những tác động đa chiều đối
với bản thân nền kinh tế của mình.
Hiểu Minh