Vẫn tiếp tục chủ đề liên quan tới
đại hội 12, Niềm tin xin được chia sẻ cảm xúc của mình về câu chuyện nhân sự đại
hội Đảng. Hãy đặt niềm tin vào lá phiếu trên tay của đại hội quốc hội.
Hôm 26/01/2016, ban chấp hành mới
đã được hình thành, đó là kết quả được phản ánh từ những lá phiếu mà các đại biểu
quốc hội đã đặt niềm tin cho tương lai của đất nước Việt Nam.
Ảnh:
Các đại biểu bầu cử ban chấp hành khóa 12. Nguồn Internet
Trước đại hội 12, người ta đồn
đoán, “nhân sự Việt Nam sẽ có vấn đề”, ‘Việt Nam đang bế tắc trong việc tìm kiếm
nhân sự”, “tranh giành trong vị trí lãnh đạo Đảng”,…. Hay sau khi bầu xong ban
chấp hành, blog anhbasam có chia sẻ “6766. Ðảng CSVN có Ban Chấp Hành mới với những
khuôn mặt cũ”. Hết thảy những bài viết của giới “dân chủ cuội” đều cho rằng việc
bầu cử đại hội là “việc của Đảng”. Nhưng rõ ràng, đó là sự ảo tưởng, sự coi thường
sức mạnh của nhân dân, coi thường quy chế xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Sức mạnh của lá phiếu bầu cử hiện
đang được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng, đó là cơ chế thể hiện sự
công bằng, dân chủ. Tại đại hội 12, trong ban chấp hành mới, có khá nhiều gương
mặt cũ. Nhưng họ đều là những người đủ tiêu chuẩn để ở lại trong ban chấp hành,
qua bầu cử và được đại hội tin tưởng giao nhiệm vụ. Đó không phải là sự áp đặt
của bất cứ một ai, hay một thế lực khác từ trên xuống hay từ ngoài vào. Đơn cử
như việc rút khỏi danh sách đề cử ban chấp hành của một số đại biểu quốc hội
cũng được lấy ý kiến qua phiếu bầu chứ không hề theo ý kiến cá nhân của người
xin rút.
Mặt khác, câu chuyện “thân
Trung”, “thân Mỹ” vẫn tiếp tục được giới “dân chủ” bình luận. Họ đăng đàn những
bài viết thoạt nhìn thì rất sâu sắc, am tường, nhưng đọc kĩ thì rất giống nhau
về bản chất, Đều xem thường con đường đất nước Việt Nam đã lựa chọn. Bên cạnh
đó, để đổi vị cho cái tư tưởng “chia phe” do dân chủ đặt ra, trang tin BBC TIẾNG
VIỆT đăng tin “cấp tiến hay bảo thủ?” để một lần nữa chia đại hội 12 thành hai
phe phái. Theo chúng, người đại diện cho cấp tiến là người dám đại diện cho
nhân dân, người đại diện cho bảo thủ là người đại diện cho cường quyền….theo....cách
suy nghĩ của phương Tây. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận vấn đề này, chúng ta
nhận thấy đó chỉ là cách bịa đặt thông tin, thu hút dư luận, lôi kéo người đọc
vào những kịch bản có sẵn mà thôi.
Đồn đoán trước đại hội và trong đại
hội nhằm mục đích gì? Tại sao tốn nhiều công đoạn để tuyên truyền cho thứ đồn
đoán sẽ khiến Việt Nam đi về đâu, có cản trở đại hội không? Phải chăng bản chất
“dân chủ” của giới “bất đồng chính kiến trong nước” đang được thể hiện bằng việc
bói toán tương lai đất nước Việt Nam… Sẽ tiếp tục là một thất bại cho những sự
đồn đoán, bởi đã có lá phiếu làm minh chứng, làm thước đo cho dân chủ thực sự,
cho tương lai của đất nước.
Đại hội đang đi đến hồi kết, kế
hoạch cho 5 năm tiếp theo cũng chuẩn bị lên dây cót, Việt Nam sẽ như thế nào,
thay đổi mạnh mẽ, hãy dẫm chân tại chỗ là kết quả của của sự lựa chọn của các đại
biểu quốc hội. Một kì đại hội thành công, sẽ là một cái tát mạnh cho giới dân
chủ, cho loại “đấu tranh”, học đòi ngoại lai.
Niềm Tin