Mới đây, ngài Đại sứ Mỹ Ted Osius đã thực hiện chuyến đạp xe dài 840 km
từ Hà Nội vào Huế. Một công việc có thể nói là hiếm hoi đối với một quan chức
khi đi làm việc ở nước khác. Chuyến đi đã giúp Ngài đại sứ hiểu hơn về con
người Việt Nam, nhưng cũng đồng thời cho ông thấy được giá trị của hòa bình, ổn
định.
Hòa bình, ổn định của nước Việt Nam đã làm cho con người trở nên thân
thiện, hòa đồng và biết cách sống cho ý nghĩa với cuộc sống hiện tại.
"Chúng tôi gặp những người Việt Nam tuyệt vời, nồng hậu và dễ gần ở tỉnh
Hà Tĩnh, và ngắm những phong cảnh đẹp", Ngài đại sứ nói.
Hi vọng, với vai trò là cầu nối cho mối quan hệ hai nước Việt Mĩ, chuyến
đi của ngài đại sứ sẽ tiếp thêm cho ông những kỉ niệm đẹp, những ấn tượng khó
phai về con người Việt Nam.
Ảnh:
Đại sứ Mỹ gặp gỡ người dân địa phương trong một điểm dừng chân ở tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn Internet
Ngược lại với một con người xa xứ, họ thích cảm nhận môi trường yên lành,
ổn định ở Việt Nam, một số nhà “dân chủ cuội”
như Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu Cày lại lần lượt kéo nhau qua
Mĩ để sống và “hưởng thụ” “dân chủ”. Theo những người bỏ quê hương này, Việt
Nam là nước không có “dân chủ”, “nhân quyền”, đồng thời triển khai một chế độ
“độc quyền”. Hết sức trớ trêu, không dân chủ, không nhân quyền, lại độc quyền
mà lại có những bình yên đến lạ, đến mức phải ngưỡng mộ như thế. Đắng cho suy
luận của giới “dân chủ cuội” trong nước, vừa mang tính rập khuôn, vừa áp đặt
cho bộ phận người Việt Nam còn lại. Không những thế, các nhà “dân chủ cuội”
trong nước cũng tung hô không kém. Như Trần Thị Nga ở Hà Nam, cứ mở miệng ra là
Việt Nam “độc tài”, chửi công an Phủ Lí, mặc dù cô cũng chỉ là loại người bợ
đít ngoại bang, hưởng tiền từ tổ chức khủng bố “Việt tân” gửi về. Hay như Đỗ
Thị Minh Hạnh, mới tham gia làng “dân chủ” có mấy năm mà đã mua được ngôi nhà
mặt phố.
Họ, những nhà “dân chủ” nửa vời đang trở thành một gánh nặng cho đất nước
Việt Nam chứ không phải ai hết. Họ đang tự biến mình thành đồ thừa của xã hội,
những chú tễu đương thời. Sự tẩy chay của xã hội đã khiến việc rời khỏi quốc
gia Việt Nam trở nên bình thường hóa, không ai có cảm giác chờ đợi. Đáng
thương!
Dân chủ, nhân quyền của mỗi quốc gia mà chính người dân là thước đo. Hơn
ai hết, người ta chung sống hòa bình thì sẽ hiểu giá trị của “dân chủ” thực sự.
Còn luôn ở trạng thái lo lắng cho tính mạng của mình thì tôi nghĩ đó không phải
là nền dân chủ hoàn thiện và đáng học hỏi.
Nhắc tới chuyến đi của Ngài đại sứ, một chuyến đi tự do tự tại trên một
đất nước mới lạ, không quen ai, biết ai, đó có được xem là sự ưu việt không
chứ?
Hơn ai hết, ngài đại sứ chính là người hiểu rõ vấn đề này nhất, cuộc hành
trình dài để mang lại một cảm giác bình yên. Đó chính là cảm nhận tự nhiên của
một con người. Người Việt Nam đang thân thiện hơn, hòa nhập hơn và yêu chuộng
hòa bình hơn.
Niềm Tin