Độc lập, tự chủ của một quốc gia là minh chứng cho năng lực bảo vệ tổ
quốc của như quản lí đất nước. Nếu một chính quyền nhận mình oai hùng, mạnh mẽ
nhưng không bảo vệ được đất nước trước sự xâm lăng, khống chế của một quốc gia
khác thì đó mới là hèn, đáng chê trách.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn giặc ngoại xâm khỏi lãnh thổ Việt Nam khỏi
sự thống trị của đế quốc Mỹ, Việt Nam đã từng có thời gian phải “gồng mình” để
ổn định tình hình trong nước, phát triển kinh tế và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Những người lính Việt Nam ngã xuống ở chiến trường Campuchia để giúp đỡ nước
bạn loại bỏ chính quyền diệt chủng Pôn Pốt đã để lại ấn tượng sâu sắc về tình
bạn quốc tế giữa hai nước.
Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, chính quyền mới ổn định của chúng ta
cũng đối mặt với “trò bẩn” của láng giềng Trung Quốc ở biên giới phí Bắc. Nhìn
lại lịch sử cho thấy, Trung Quốc và chính là Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng
cuộc chiến ở biên giới phía Bắc, gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho dân
tộc ta. Tuy nhiên, với ý chí quật cường, Việt Nam đã chống lại, đẩy đuổi thành
công quân Trung Quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ. Lịch sử đã nghiêng về chính nghĩa, nghiêng về lòng tự tôn, khát vọng hòa
bình, ổn định của người dân Việt Nam. Đương nhiên, lịch sử đã ghi nhận và chúng
ta không thể quên những sự kiện đó.
Ảnh: Lính Trung Quốc bị quân dân Việt Nam
bắt năm 1979. Nguồn Internet
Ảnh: Ý kiến của Thiếu tướng Lê Mã Lương.
Nguồn Internet
Hòa bình trở lại, Việt Nam xây dựng đất nước, nhưng những năm qua, Việt
Nam cũng không quên mục tiêu, lí tưởng về độc lập dân tộc. Hiện nay, chúng ta
đã cơ bản hoàn thiện hệ thống cột mốc ở biên giới với Trung Quốc, Lào,
Campuchia; tạo mối quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới,
tham gia nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau (APEC, TPP, WTO,…). Vị trí Việt Nam
được nâng lên trong con mắt của bạn bè quốc tế. Đấy là điều hết sức tự hào và
hãnh diện.
Từ nhà mình mà nhìn sang các nước Trung Đông, Bắc Phi, những nước được
“tái tạo” lại từ cuộc cách mạng màu thần thánh do Mỹ và Phương Tây giật dây mà
thấy bất an và lo lắng cho họ. Tiềm năng của những khu vực này là cực lớn, đặc
biệt là trữ lượng dầu mỏ. Đáng lí, họ phải là những quốc gia có sự phát triển
vượt bậc, hơn nhiều quốc gia khác, nhưng đến này, vì sự bất ổn chính trị, độc
lập tự chủ các quốc gia này nằm trong tay của Mỹ và Phương Tây, Nhà nước hiện
tại không đảm đương được trách nhiệm, để lại hậu quả lớn cho chính người dân
nước họ, IS chính là một sản phẩm của chủ nghĩa can thiệp, của một quốc gia
không tự quyết được độc lập, tự chủ.
Trước những trò hề của “rận chủ” cho rằng “Việt Nam là quốc gia độc tài,
cần phải đa nguyên, đa đảng, rồi thì Việt Nam không có tự do dân chủ”, từ đó tự
lập ra các hội nhóm để “đấu tranh” đòi lại những quyền cơ bản về con người,… mà
thấy thật đáng lo ngại. Không những thế “rận chủ” còn cử các đại diện như
Nguyễn Quang A, Võ An Đôn,…ra ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân hòng đưa các
mầm mống xấu vào bộ máy nhà nước để âm thầm gặm nhấm đất nước Việt Nam. Dường
như chúng chưa ý thức được sự độc lập tự chủ của Việt Nam hiện nay là do đâu mà
có, cũng như vai trò của nó với sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng nghĩ, cứ việc tiêu tiền đô, còn việc
đất nước có ổn định hay không thì không liên quan, thế mới oái oăm chứ.
Nhân sự kiện một số nhà “rận chủ” tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân
dân một cách “tự sướng” cũng như tham gia kỉ niệm chiến tranh biên giới Tây Bắc
bằng các hình ảnh, băng rôn qua năm này năm khác, tôi muốn gửi tới họ những lời
khuyên chân thành, hãy là những công dân sống có ích, đừng nghĩ mình hơn người
mà tự đắc, cho rằng mình là tất cả, là trung tâm của xã hội này.
Niềm Tin