Lê Công Định từng là một luật sư
tại Việt Nam, tuy nhiên với hành vi vi phạm quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự
về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, y bị
khởi tố, xét xử vào năm 2010. Cùng với đó, thẻ hành nghề luật sư cũng bị cơ
quan chức năng thu giữ. Đây là bản án đã được công khai, đặc biệt việc nhận tội,
ăn năn hối lỗi trước tòa án đã khiến dư luận thấy được bản chất của một công
dân vi phạm pháp luật, từng cứng đầu, cứng cổ nhận những việc làm sai trái là
“lý tưởng” riêng của mình.
Ảnh: Biên bản nhận tội của đối tượng Lê Công Định ngày 17/6/2009
Sau ngày chấp nhận xong bản án của
pháp luật, y trả lời đài ACTD, tiếp tục khẳng định không từ bỏ “lý tưởng” mĩ miều
“thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự”
của mình, tiếp tục “đấu tranh” vì tương lai Việt Nam. Nhưng lý tưởng của y là
như thế nào??? Thực sự phù hợp với người Việt Nam mình hay không???
Lê Công Định từng là thành viên
Ban Thường vụ tổ chức “đảng dân chủ Việt Nam”, tham gia hoạt động tuyên truyền
chống Nhà nước Việt Nam. Nhưng trong lời khai của Lê Công Định với cơ quan An
ninh điều tra (Bộ Công an), vào năm 2009, y bị lôi kéo, lôi kéo của Nguyễn Sĩ
Bình, kẻ cầm đầu “đảng dân chủ Việt Nam”.
Tháng 3 năm 2009, y tham gia lớp
huấn luyện đấu tranh bất bạo động do “Việt tân” tổ chức tại Pattaya, Thái Lan,
tuy nhiên bản khai của y lại cho rằng mình bị “Việt tân” lôi kéo.
Một người đã là thành viên cốt
cán của tổ chức chống Nhà nước ở ngoài nước (“đảng dân chủ”), nhưng vẫn hai mặt
tham gia một tổ chức khác (“Việt tân”) như Lê Công Định, đủ khiến người khác hiểu
được bản chất của y là người không có lập trường, lý tưởng.
Ngoài ra, trên lĩnh vực luật mà y
nghiên cứu, y luôn dẫn ra các điều luật quốc tế của các nước để nói về quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí mà quên những quy định mang tính cốt lõi tại Khoản
2 Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế “Trong khi thực hiện những quyền và quyền
tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục
đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền
tự do của những người khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật
tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”; khoản 3 Điều 19 Công
ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị “Việc hành xử quyền tự do phát biểu
quan điểm (...) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt.
Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền
tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng,
sức khỏe công cộng hay đạo lý” và “Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự do
cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích bảo đảm
việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những người khác, và để
đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế
công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của tất
cả mọi người trong một xã hội dân chủ” (Điều 7, Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền
ASEAN).
Mặt khác, y luôn chửi bới chế độ,
xem thường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tôn vinh chế độ tay sai Việt
Nam cộng hòa. Vậy lí tưởng xây dựng đất nước của y phải chăng là đòi lập lại chế
độ tay sai như trước đây người Mĩ đã làm ở miền Nam Việt Nam, tiếp tục chia cắt
đất nước bằng bạo lực chiến tranh. Việc dùng những lời lẽ mĩ miều, hứa hẹn viễn
vông đánh lừa dư luận trong nước cũng không thể che đậy bản chất của một con
người cơ hội, thiếu ý chí xây dựng quê hương đất nước.
Vậy thứ “lý tưởng” do Lê Công Định
nhắc lại ở bài phỏng vấn trên đài RFA có phù hợp với Việt Nam. Cái căn bản nhất
ở đây phải nói tới là người không có lý tưởng thì bàn về lý tưởng cái nỗi gì. Mặt
khác, trong thời gian 3 năm y ngồi tù và thời gian y chấp hành lệnh quản chế,
xã hội vẫn diễn ra bình thường, không có lý tưởng nửa vời đó thì đất nước vẫn
đi lên, cuộc sống của người dân vẫn bình yên như cái vốn có của nó.
Thiết nghĩ, với năng lực về luật
của mình, y cống hiến để mang lại nhiều hơn những sự công bằng cho các khách
hàng của mình, mang lại quyền lợi chính đáng cho họ, thực hiện trách nhiệm của
người nắm luật, sử dụng luật làm công cụ bảo vệ xã hội thì đâu tới nỗi phải lao
vào chốn lao lý như thế. Việc một người thi hành luật lại không tuân thủ luật
thì còn ai có thể tin tưởng giao phó trách nhiệm cho y nữa chứ.
Tóm lại, việc vào tù, bị pháp luật
xử lí, đó là sự thực thi pháp luật của nhà nước pháp quyền, là đảm bảo sự tôn
nghiêm của xã hội Việt Nam. Ở vị trí hiện tại của Định, hãy nên quay lại là một
công dân đúng nghĩa, bỏ “lý tưởng” của riêng mình đi để phấn đấu vì lý tưởng
chung của Việt Nam, sẽ là sự hợp lí hóa con đường hòa nhập với xã hội nhanh
chóng nhất.
Niềm Tin