Như vậy, sau nhiều ngày căng thẳng
do tồn tại mâu thuẩn giữa người dân và chính quyền ở Thanh Hóa, sự ra tay của
bí thư tỉnh Thanh Hóa, với những hứa hẹn phù hợp với nguyện vọng của người dân,
mọi chuyện đã trở lại bình thường, cuộc sống đã yên ổn, không còn tình trạng
người dân tập trung đông ở trước trụ sở chính quyền.
Ảnh:
Bí thư Chiến sau khi tiếp xúc với dân. Nguồn Internet
Đây là bài học quý báu về vận dụng
sức dân, lấy dân làm gốc đối với cán bộ nói chung và những người là lãnh đạo
các đơn vị, địa phương nói riêng. Cũng sự kiện này, bí thư tỉnh Thanh Hóa thực
sự đã ghi điểm trong mắt người dân, việc trực tiếp đối thoại với người dân một
cách thẳng thắn, tiếp nhận các ý kiến một cách trực tiếp và giải quyết những vướng
mắc ngay tại hội trường đã tạo ra sự yên tâm đối với người dân. Trước đấy, sau
nhiều ngày gây căng thẳng, dư luận đã bắt đầu hoài nghi về phong cách lãnh đạo
của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, những tưởng, vụ việc sẽ trở nên phức tạp khi
không tìm thấy tiếng nói chung giữa hai bên. Sự hoài nghi còn tăng lên khi các
nhà “rận chủ” liên tiếp đưa ra các bài bình luận về sự kiện, quy trách nhiệm,…được
đăng trên BBC, RFA, danlambao, xuân Việt Nam,… Tuy nhiên, vượt qua giới hạn của
sự hi vọng, người dân Thanh Hóa mà cụ thể là ngư dân bãi biển Sầm Sơn đã trở lại
cuộc sống thường ngày.
“Thế này nhé, bà con đến đây có ý
kiến xin 1,5 km bờ biển. Tỉnh không có ý kiến yêu cầu thu hồi. Vậy đương nhiên
bà con cứ làm như lâu nay vẫn làm thôi. Bà con thấy vậy đã thoải mái chưa?”. Bí
thư Chiến nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cùng với đó là sự hoan hô, đồng tình của
người dân. Đồng thời trong quá trình tiếp dân, bí thư Chiến đã nhận khuyết điểm
và sửa lỗi một cách tích cực, ông thẳng thắn nói: “Việc xảy ra như những ngày vừa
qua là rất đáng tiếc. Dù bất cứ ở góc độ nào, với cương vị là người lãnh đạo
cao nhất của tỉnh Thanh Hóa, tôi thấy có khuyết điểm và có trách nhiệm với bà
con ngư dân thị xã Sầm Sơn”. Người dân cũng yên tâm hơn khi ông Chiến khẳng
khái nói “Không có chuyện tỉnh thu bờ biển giao cho bất kỳ doanh nghiệp nào”.
Như vậy, việc căng thẳng ở Sầm
Sơn cơ bản đã được giải quyết, đó là kết quả của sự gần dân, tiếp thu ý kiến của
dân, đồng thời cũng khẳng định sự đoàn kết của người dân trong bảo vệ quyền lợi
của mình theo đúng quy định pháp luật, không làm ồn ào, không gây ra những hậu
quả đáng tiếc, là chìa khóa cho việc xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Và đâu đó một câu nói vợi của người dân trọng buổi nói chuyện với người
đứng đầu Thanh Hóa “Nguyện vọng của bà con tui cho có như thế thôi” và đương
nhiên trách nhiệm của chính quyền của chỉ cần đảm bảo lợi ích cho người dân.
Như tác giả Bùi Hoàng Tám của
trang web dân trí bình luận, đấy thực sự là một “trận thua ngoạn mục” của bí
thư Thanh Hóa. Quả thực, đấy là một “trận thua trong thế thắng”, thua để khẳng
định sức mạnh của người dân với việc thực thi các quyết sách là rất lớn, thua để
chứng minh “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Còn đối với những kẻ đã có ý định lợi dụng sự phản kháng ôn hòa của người dân để
làm tình hình phức tạp, nên tự nhận thức được trách nhiệm của một công dân Việt
Nam chân chính, phá mãi sẽ thành tội đồ chứ không thể làm “cách mạng” được đâu.
Hi vọng, đây sẽ là bước tạo đà để
bí thư Chiến của Thanh Hóa sẽ tạo ra đột phá trong việc vận dụng sức mạnh của
người dân vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thanh Hóa thành một tỉnh trọng
điểm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đồng thời chứng minh cho dư luận thấy được, không
chỉ có Bí thư Đinh La Thăng mà chính ông cũng là điểm tựa cho người dân trong
lao động, sản xuất và quan trọng hơn là vực lại niềm tin nơi người dân.
Niềm Tin