Sau khi thực hiện đại hội Đảng
thành công, Đảng ta đã cơ bản hoàn thiện bộ máy lãnh đạo từ trung ương xuống địa
phương với một xu hướng trẻ hóa và năng động hơn. Đây là điều kiện để Đảng tiếp
tục lãnh đạo Việt Nam vươn mình mạnh mẽ ra biển lớn, đặc biệt khi TPP đã được
thông qua, Khối ASEAN đã hình thành và thử thách 10 năm của WTO đã thành công.
Để thực hiện việc quản lí đất nước
và ban hành cách chính sách, các văn bản pháp lí, Đảng và nhân dân ta sẽ bước
vào cuộc bầu cử quốc hội khóa XIV được tiến hành vào tháng 5 năm nay. Đây là một
dịp để người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình, để lựa chọn những người
đại diện cho mình đưa ra các ý kiến trước quốc hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn
chuẩn bị nhân sự đang nỗi lên một vấn đề, đó là việc “tự ứng cử” của một số
“nhà rận chủ” (bản chất những người này đã được blog kenhvietnam đề cập trong
các bài viết trước đây) qua việc tuyên bố trên các trang mạng Internet, tự đề
ra “chiến dịch tranh cử” của mình và tiến hành vận động theo kiểu Mĩ. Kiểu Mĩ ở
đây, các bạn có thể thấy rõ ở cuộc bầu cử tổng thống Mĩ hiện đang tiếp diễn, những
ứng viên Tổng thống phải là người có tiền, có bộ máy tuyên truyền cho mình; họ
cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động từ thiện để thu hút sự ủng hộ của cử
tri. Vậy là giữa các ứng viên, diễn ra việc “cướp” cử tri, tranh giành phiếu bầu,
nó diễn ra ở tất cả các bang của Mĩ. Vậy là, một số lượng tiền đồ ra và đương
nhiên, sau khi thắng lợi, những ứng viên này phải đảm bảo các quyền lợi cho những
nhà tư bản đã đầu tư cho mình. Vậy là tư bản càng lớn, tỉ lệ chiến thắng càng
cao.
Ảnh:
“Tự ứng cử” phải gắn với trách nhiệm công dân. Nguồn Internet
Phải khẳng định, việc tự ứng cử của
bất cứ một người dân Việt Nam, đấy là quyền cơ bản đã được quy định trong văn bản
pháp luật, cụ thể là Luật Bầu cử ĐBQH. Nhưng việc đưa ra chiến dịch tranh cử,
dùng tiền để tìm kiếm phiếu bầu, đó không thể phù hợp. Những nhân vật cầm đầu
trong “hội rận chủ” Việt Nam như Võ An Đôn, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện,
Phạm Chí Thành, Nguyễn Công Vượng, Nguyễn Tường Thụy đã vượt qua hiệp thương lần
thứ 2. Nhưng một vấn đề được đặt ra là họ đã lấy nguồn kinh phí từ đâu cho việc
đưa ra chiến dịch tranh cử của mình. Phải chăng đấy là nguồn tiền từ bên ngoài
nước, từ các thế lực chống đối Nhà nước Việt Nam, và nếu họ là một đại biểu quốc
hội, họ có công tâm để bảo vệ cho lợi ích của người dân Việt Nam không? Một câu
hỏi mà đấy cũng là một trách nhiệm với tất cả những người ứng cử, được bầu cử
vào vị trí đại biểu quốc hội. Thực hiện được điều đó, người cán bộ phải là người
mẩn cán, người không chịu sự phụ thuộc với bất kì ai, đặc biệt là tài chính.
Hãy nhớ, tại sao Mĩ lại phát triển các tập đoàn quốc phòng một cách kinh khủng
khi BUSH lên nắm quyền là có nguyên nhân của nó.
Việc “vận dụng” của rận chủ trong
việc đưa ra những “cốt cán” của mình, thông qua các chiến dịch tranh cử, học
đòi theo Mỹ để ứng cử vào vị trí đại biểu quốc hội cần phải được cân nhắc, liệu
đấy có phải là chiêu trò phá hoại bầu cử không? Nhưng một điều chắc chắn rằng,
“vận động bầu cử” chỉ mang lại “dân chủ kiểu Mĩ” chứ không thể mang lại dân chủ
thực sự, đúng nghĩa cho người dân Việt Nam. Do vậy, với những trường hợp có sự
can thiệp bên ngoài, đặc biệt là mặt tài chính, nhất quyết các cơ quan chức
năng mà cụ thể là “tiểu ban an ninh” của cuộc bầu cử phải loại bỏ ra khỏi danh
sách. Đồng thời cảnh cáo để người dân nắm và hiểu bản chất của việc “tự ứng cử”
của con người này.
Niềm Tin