Xoay quanh việc xét xử Blogger
Nguyễn Hữu Vinh, có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều bình luận khác nhau. Theo
“dân chủ cuội”, họ cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Hữu Vinh,
ngược lại, người dân yêu nước lại cho rằng cần phải xử lí nghiêm và lấy đó làm
bài học, đồng thời thể hiện sự răn đe của pháp luật.
Ảnh:
Sức mạnh của pháp luật. Nguồn Internet
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, đấy
là thông điệp của các tổ chức “quốc tế” từng là chỗ dựa của “dân chủ cuội”
trong đó có Human Rights Watch (New york) lại yêu cầu “hủy bỏ mọi cáo buộc với
blogger nổi tiếng”. Vậy là, theo cái triết lí của tổ chức này, người nổi tiếng
là cần được tha thứ, có thể tồn tại trên pháp luật của Việt Nam. Nói đơn giản
là những người vô pháp, vô thiên bởi vì họ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”.
Thật quá trớ trêu, bởi lẽ, thứ “dân chủ, nhân quyền” mà họ dùng từ “đấu tranh”
để giành lại đấy còn chưa được nói rõ, còn mơ hồ, đa phần họ nhìn vào sự thịnh
vượng của nước Mĩ để định hướng dư luận.
Có thể, tôi hiểu chưa sâu, chưa
cặn kẽ cái “lý tưởng” huyền ảo của “dân chủ cuội” trong nước, tuy nhiên, với
việc cáo buộc và yêu cầu của Human Rights Watch, tôi dám trả lời: “Ông ta có là
một blogger giỏi cỡ nào, chừng nào ông ấy còn sống ở Việt Nam, là người Việt
Nam thì nhất quyết phải chịu sự quản lí của pháp luật Việt Nam”. Sức ép tạo ra
từ tổ chức này với việc xét xử ở Việt Nam dường như đã không còn xa lạ. Trong
các vụ xử lí Tạ Phong Tần, Hải Điếu cày, Cù Huy Hà Vũ, tổ chức này đều lên
tiếng kêu gọi thả, thả và thả. Vậy nên cứng rắn, thẳng thắn trả lời chắc chắn
là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại, bởi lẽ có như thế, họ mới thấy được, người
Việt rất cần quyền con người, nhưng quyền tự quyết còn quan trọng hơn. Lịch sử
đã ghi nhận điều đó một cách chân thực, dân tộc Việt Nam đã hi sinh mọi thứ để
giành độc lập cho dân tộc, giành lại những quyền con người từ tay đế quốc, thực
dân xâm lược.
Đối với vụ án của Nguyễn Hữu
Vinh, việc cơ quan điều tra tạm giữ ông để củng cố chứng cứ, làm cơ sở xử lý
trước pháp luật hoàn toàn là có căn cứ, không dễ gì một “blogger nổi tiếng” lại
không nhận thức được những quy định của pháp luật và cũng không thể có chuyện
ông ta dễ dàng quy phục cơ quan pháp luật mà không có chứng cứ, cơ sở rõ ràng.
Đơn cử việc blogger này đăng các bài viết mang tính bôi nhọ hình ảnh Đảng, Nhà
nước Việt Nam trên blog cá nhân của mình. Đấy là việc làm gây ra những hậu quả
về “niềm tin”, làm suy giảm ý chí vươn lên của người dân và hơn nữa là ông đang
chuyển hóa “nhận thức” của ông cho người khác một cách gián tiếp. Thật đau lòng
nếu một người chưa có thế giới quan về cuộc sống, tiếp cận bài viết của ông, tự
nhiên nhìn đời bằng màu đen, quay ra bất mãn, chống đối với sự quản lí của Nhà
nước và bỗng dưng rơi vào vòng lao lí như ông.
Vậy nên, hi vọng việc xử lí của
cơ quan pháp luật với hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Hữu Vinh trong việc
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Khoản 2 Điều 258 Bộ luật Hình sự sẽ dựa
trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Việc xử lí nghiêm con người này hoàn toàn được
nếu xuất hiện những tình tiết tăng nặng. Mặt khác, sức ép của dư luận, chắc
chắn sẽ rất lớn, nhưng với trách nhiệm của công dân Việt Nam, vì một quốc gia
có nề nếp, mỗi người dân cần hiểu được bản chất của vụ việc để không hiểu nhầm
cũng như mắc mưu hèn, kế hiểm của bọn chống lại lợi ích quốc gia – “dân chủ
cuội”.
Cuối cùng, cũng mong rằng những
tổ chức tầm quốc tế như Human Rights Watch sẽ có những cách tiếp cận với các vụ
việc ở Việt Nam một cách khách quan hơn, đừng biến quyền con người trở thành
một công cụ gây ảnh hưởng, tác động, gây ra bất ổn vào quốc gia gia khác. Bài
học Trung Đông, Bắc Phi là quá rõ ràng.
Niềm Tin