Kết quả phiên toàn
TAND TP Hà Nội tuyên án 5 năm tù
bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (SN 1956, Giám đốc Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ V, ở phường
Trung Tự, quận Đống Đa) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước. (tienphong.vn)
Bên trong phiên tòa:
Phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Vinh
đã được tòa án Hà Nội tổ chức trong vòng một ngày. Đánh giá khách quan, đây là
bản án được suy xét cẩn thận, kín kẽ. Được biết có tới 7 luật sự bảo về quyền lợi
cho Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm Nguyễn Thị Minh Thúy. Vậy nên, kết luận của
phiên tòa sau một ngày làm việc là nghiêm túc và đúng quy trình. Tuy nhiên, với
những hành vi vi phạm pháp luật quá rõ ràng thì Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm
không thể thoát khỏi sự răn đe, giáo dục của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, những
luật sự tham gia bào chữa cho bí cáo là những người bị cáo tin tưởng và giao
phó trách nhiệm bảo vệ lợi ích của mình trước pháp luật.
Bên ngoài phiên tòa:
Đây mới là cái hay, đặc biệt của
phiên tòa. Thành phần đứng ngoài phiên tòa khá đa dạng, bao gồm: người dân qua
đường, “dân oan”, chính giới nước ngoài, các ứng viên ứng cử đại biểu quốc hội
và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự. Lực lượng “dân oan” xuất hiện, mặc
áo đòi tự do cho Nguyễn Hữu Vinh nhưng không hiểu Anh ba sam là ai, chỉ chịu nhận
các hình ảnh trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh. Đội ngũ “dân oan” này cũng hoàn
toàn không có chức năng, nhiệm vụ ở
phiên tòa, họ cũng không hề thân thích với Nguyễn Hữu Vinh. Phải chăng là tình
cờ hay một người nào đó đứng ra tổ chức…..để…..cho đông người và chụp ảnh rồi……tung
lên mạng. Bởi lẽ, khi tới phiên tòa, họ được phát các tờ giấy có hình ảnh của
Nguyễn Hữu Vinh, bữa trưa họ cũng được cấp suất cơm, ăn và nghỉ ngơi tại chỗ.
Ảnh:
Phát tờ rơi cho “dân oan” trước phiên tòa. CTV kenhvietnam cập nhật tại phiên
tòa.
Ảnh:
Phát tờ rơi cho “dân oan” trước phiên tòa. CTV kenhvietnam cập nhật tại phiên
tòa.
Ảnh:
“dân oan” được phát cơm ăn tại chỗ. CTV kenhvietnam cập nhật tại phiên tòa.
Và “dân oan” cũng tận dụng
luôn cơ hội tụ tập trước phiên tòa, có sự tham gia của một số người nước ngoài
là phóng viên, nhà báo hay nhân viên đại sứ quán, họ đưa ra các băng rôn khẩu
hiệu được cất giữ kĩ trong người và không hề liên quan Nguyễn Hữu Vinh.
Ảnh: Phóng viên nước ngoài đang chụp ảnh “dân oan” với khẩu hiệu tố
cáo…
u được “dân oan” chuẩn bị sẵn.
Một sự việc nữa gây chú ý là việc
“ứng cử viên” đại biểu quốc hội Nguyễn Quang A xuất hiện tại phiên tòa, trả lời
phỏng vấn báo chí nước và trên mình mặc chiếc áo phông với dòng chữ “Phá vòng
nô lệ”. Và ông cùng với các nhà “dân chủ cuội” khác đã hô hào đòi thả tự do cho
Nguyễn Hữu Vinh. Sau đó ông đã bị lực lượng chức năng xử lí vi phạm hành chính
với việc gây rối trật tự công cộng. Một “ứng viên độc lập” mà vi phạm hành
chính như thế thì cần phải xem xét kĩ càng, không thể để con người vô pháp vào
quốc hội được.
Ảnh: Nguyễn Quang A trả lời phỏng
vấn, hò hét trước phiên tòa
Vậy, một phiên tòa được diễn ra
trang nghiêm bên trong bao nhiêu thì ở bên ngoài lộn xộn, mất trật tự bấy
nhiêu. Và nguyên nhân chính là sự xuất hiện của các nhà “dân chủ cuội” như Nguyễn
Quang A, Phạm Thành, Thúy Nguyễn, Nguyễn Lân Thắng, Cấn Thị Thêu, Lã Việt Dũng,
Vũ Mạnh Hùng,… Những việc làm của “dân chủ cuội” gần như không gây được áp lực
với những người thực thi pháp luật, nhưng nó mang lại hậu quả xấu về cách nhìn
của các chính giới nước ngoài tại các đại sứ quán. Mặt khác, tụ tập đông người,
nằm vạ vật trước tòa án cũng tạo ra sự thiếu mĩ quan đô thị và ảnh hưởng tới việc
đi lại của người dân.
Do đó, bài học mà những “dân chủ
cuội” nên rút ra là dừng ngay cái trò bẩn thỉu đó đi, dừng ngay việc lợi dụng
người khiếu kiện gây áp lực chính quyền một cách tùy tiện đi. Sức mạng pháp lí
luôn là điều mà mỗi người dân biết và cảm nhận được ở một nước pháp quyền như
Việt Nam, đừng nghĩ rằng “dân chủ” thì được quyền sống trên pháp luật.
Niềm Tin