Phạm Thanh Nghiên trong vai là một phóng viên và Lê Công Định
trong vai một người có “trình độ” cùng tiến hành một bài phỏng vấn “chuyên
nghiệp”, được đăng trên trang boxitvn như một màn hỏi đáp chuyên nghiệp, một
kích bản dựng sẳn.
Ảnh Lê Công Định - Đáng khinh bỉ.
Nguồn: Internet
Chủ đề hai nhân vật chính đang nhắc tới là Thông tư 13/2016
Bộ Công An về “Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công
an nhân dân”. Đây là một quy định được hình thành từ những thực tế trong xử án
thời gian qua của cơ quan hành pháp Việt Nam. Cụ thể, nó đã xuất hiện nhiều
tình huống gây mất trật tự trước phiên tòa, điển hình như phiên tòa xử lí
Nguyễn Hữu Vinh vừa rồi, có một số người đã tụ tập trước phiên tòa phản đối
việc xét xử của phiên tòa, gây ra những cái nhìn mất thiện cảm về việc chấp
hành pháp luật ở Việt Nam. Ấn tượng là ở phiên tòa xuất hiện một số nhà dân chủ
cuội như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thành, Thúy Nguyễn, Cấn Thị Thêu, Lã Việt Dũng,
Vũ Mạnh Hùng những “ứng cử viên” đại biểu quốc hội Nguyễn Quang A. Tuy nhiên
tại phiên tòa, những người được cho là có kiến thức hơn người này lại có nhiều
hành động gây mất trật tự công cộng và bị cơ quan chức năng xử lí nhưng chống
đối, không chấp hành. Điều đó đã gây nên sự mất an ninh trật tự ở vòng ngoài
phiên tòa.
Mặt khác, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định là những nhân vật
có lẽ quá quen thuộc với những hành động chống phá trước đây, bản thân họ đã
từng có nhiều hoạt động chống lại Nhà nước, tự xem mình là những người có năng
lực, có khả năng và luôn cho rằng mình có thể là “ngọn cờ” để “thay đổi” đất
nước. Nhưng, ở một cương vị khác, khi Lê Công Định hóa thân là một luật sư chân
chính, một người sống trên pháp luật; Phạm Thanh Nghiên hóa thân thành một nhà
báo đi phỏng vấn, bổng dưng nó trở nên lố bịch và không xứng đáng.
Tư cách của hai người từng vi phạm pháp luật, tạo nên một bài
báo thể hiện quan điểm trước pháp luật, tưởng chừng đó là sự vươn lên, làm lại
cuộc đời, nhưng không, đó là sự phỉ báng “dân chủ”, sự lên tiếng của những
chuyên gia không ra dáng chuyên gia. Việc xử lí người vi phạm trước phiên tòa
đấy là sự đảm bảo an toàn về mặt an ninh trật tự, sự đảm bảo phiên tòa được
diễn ra đúng với quy trình. Đặc biệt, đấy là chủ động giải quyết những trưởng
hợp vi phạm của những nhà “dân chủ cuội” trong thời gian qua.
Quan điểm cá nhân tác giả cho rằng, việc ban hành quy định
pháp luật về xử lí với các hành động gây rối trước phiên tòa là việc làm cần
thiện, đấy là sự đảm bảo cho trật tự, cho tự tôn pháp luật, cũng là đảm bảo cho
các phiên tòa được diễn ra đúng quy đình, giải quyết được những quyền lợi cho
người vi phạm pháp luật, người bị hại trong phiên tòa. Việc phản đối lại quy
định đấy chỉ mang tính chất cá nhn, hòng lợi dụng dư luận để giẩy lên phong
trào “đổi trắng thay đen”, biến xã hội thành một bản nhạc mà những “nhà dân chủ
cuội” là những tác giả.
Qua đó, bản chất của những người chống đối Nhà nước như Lê
Công Định, Phạm Thanh Nghiên mãi không thay đổi, đấy là những người chỉ vì lợi
ích cá nhân, không đáng để học hỏi, mặc dù đã nhận được sự quan tâm của pháp
luật, sự giúp đỡ của người thân nhưng không thay đổi. Việc phản đối lại một
chính sách, đấy chỉ là hành động cho thấy sự ngông cuồng, thiếu sự quan sát
thực tế và rất đáng để lên án. Hãy là những người Việt Nam chân chính, đập tan những
trò bẩn của lũ “dân chủ cuội.
Niềm Tin